Vinamilk và Tetra Pak chính thức khởi động Chương trình Sữa học đường năm học 2016-2017

Ban Tổ chức chương trình trao giải mô hình làm từ vỏ hộp sữa đẹp nhất cho các đơn vị đoạt giải.
Ban Tổ chức chương trình trao giải mô hình làm từ vỏ hộp sữa đẹp nhất cho các đơn vị đoạt giải.
TP - Với kinh nghiệm gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình Sữa học đường, trong những ngày cuối tháng 9, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Đồng Nai, Bắc Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, đã chính thức làm lễ phát động Chương trình Sữa học đường năm học 2016-2017 tại địa phương.

Thêm nửa triệu học sinh được uống sữa miễn phí

Với khoảng nửa triệu học sinh sẽ được uống sữa tại nhà trường trong suốt năm học, đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm hưởng ứng Chương trình Sữa học đường Quốc gia vừa mới được Chính phủ phê duyệt.

Dù thời gian triển khai khác nhau, nhưng Chương trình Sữa học đường tại các địa phương này đều cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện suy dinh dưỡng, đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ em về thể chất lẫn trí tuệ.

Với Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh đầu tiên thực hiện chương trình sữa học đường từ năm 2007, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 6 tuổi đã giảm mạnh từ 10% năm 2006 xuống còn 1,6% vào năm 2015 và SDD thể thấp còi giảm từ 4,7% năm 2012 xuống 2,7% năm 2015. Tại Bắc Ninh, nơi triển khai chương trình đầu tiên ở phía Bắc, tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 6,6% (2013) xuống còn 2,3% (2015); và SDD thấp còi giảm từ 8% (2013) xuống còn 3,8%.

Đồng Nai hiện là tỉnh thực hiện Chương trình Sữa học đường có quy mô lớn nhất: cho cả khối mầm non và một phần bậc tiểu học uống sữa. Tuy tại tỉnh Đồng Nai còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và phức tạp nhưng chương trình cũng đã mang lại những kết quả ấn tượng. Tỷ lệ SDD nhẹ cân năm 2013 ở mức 9% thì đã giảm còn 6,2%  năm 2015 và SDD thấp còi giảm từ 10% còn 7,5%.

Bên cạnh đó, Chương trình Sữa học đường cũng đã góp phần cải thiện nhận thức của cộng đồng về việc uống sữa đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, giúp phụ huynh yên tâm về nguồn gốc và chất lượng sữa con uống tại trường, giảm bớt gánh nặng chi phí mua sữa cho phụ huynh.

Góp phần cải thiện giống nòi

Vinamilk, với kinh nghiệm gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình Sữa học đường ở các địa phương trên cả nước, đã quyết định tiên phong đồng hành cùng Chính phủ và các bộ ngành liên quan đặc biệt là Bộ Y tế để triển khai chương trình Sữa học đường ở phạm vi quốc gia.

Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, năm 2016 Vinamilk đã quyết định hỗ trợ 14 tỷ đồng cho học sinh của 14 tỉnh khó khăn nhất Việt Nam (Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, Tuyên Quang và Ninh Thuận).

Trong khuôn khổ chương trình Sữa học đường năm 2016, Vinamilk sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bắc Ninh triển khai chương trình sữa học đường, nhằm hỗ trợ cho các em học sinh độ tuổi mầm non, tiểu học, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, thiếu hụt dinh dưỡng để các em có điều kiện phát triển thể chất và trí tuệ.

Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập, Vinamilk cũng đã dành tặng 6 tỷ đồng cho 6 tỉnh đang thực hiện chương trình Sữa học đường để động viên khích lệ những địa phương đang thực hiện tốt. Như vậy, tổng số tiền 20 tỷ đồng Vinamilk đóng góp cho chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh trong năm 2016 sẽ tương đương với khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học. Và nếu tính từ năm học 2007-2009, khi Vinamilk bắt đầu phối hợp cùng các tỉnh thực hiện chương trình thì tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình sẽ là 380 ngàn em học sinh và tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.

Chương trình Sữa học đường trên thế giới đã có lịch sử hơn 100 năm. Tại châu Á, Nhật Bản chương trình được coi là hình mẫu thần kỳ trong việc cải thiện tầm vóc. Được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, chương trình Sữa học đường đã giúp tăng chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật từ mức 1m50, thấp gần nhất châu Á, lên mức 1m72 ngày nay. Trong khi đó, thanh niên Việt Nam hiện tại bị thấp lùn nhất châu Á. 

Chương trình Sữa học đường

Mô hình Sữa học đường được Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) kêu gọi và ủng hộ, với lịch sử hơn 100 năm tại các nước phát triển và hơn 50 năm tại các nước đang phát triển. Có thể nói, chương trình Sữa học đường hiện nay đang được lan rộng trên toàn cầu, và được đánh giá là có khả năng làm giảm gánh nặng chi phí cho y tế, giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ em về thể chất lẫn trí tuệ, nâng cao kết quả học tập. Đây cũng là mô hình giúp ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa phát triển mạnh mẽ.

Trong năm 2015 vừa qua, chương trình Sữa học đường với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tetra Pak đã đến với hơn 70 triệu trẻ em ở 56 quốc gia.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.