Vượt qua chính mình

Vượt qua chính mình
TP - Nguyễn Lâm Viên- Tổng Giám Đốc Cty Vinamit được gọi yêu là “Viên mít sấy”. Ông có một niềm đam mê không giống ai và khó ai sánh bằng: đam mê sấy khô nông sản. Ông đã thành công trong việc đưa những cây trái bình dị của Việt Nam trở thành món ăn sang trọng xuất khẩu khắp các nước trên thế giới.

Nguyễn Lâm Viên – Tổng Giám đốc Vinamit:

Vượt qua chính mình

TP - Nguyễn Lâm Viên- Tổng Giám Đốc Cty Vinamit được gọi yêu là “Viên mít sấy”. Ông có một niềm đam mê không giống ai và khó ai sánh bằng: đam mê sấy khô nông sản. Ông đã thành công trong việc đưa những cây trái bình dị của Việt Nam trở thành món ăn sang trọng xuất khẩu khắp các nước trên thế giới.

Những ngày tháng gian khó

“Trước đây, bố mẹ tôi chỉ có mỗi cái cửa hàng để nuôi chín anh em tôi ăn học. Nhưng rồi sau 1975, chính sách cải tạo lúc đó chỉ cho giữ lại vài mét vuông. Không làm gì được, mẹ tôi buồn quá phải nằm viện mấy tháng. Mình là con trai lớn, phải ra làm kinh tế nuôi em, nuôi bố mẹ thôi” – ông Nguyễn Lâm Viên bắt đầu câu chuyện về những tháng ngày gian khó.

Ông đã từng phải đi làm công nhân nông trường, sau đó mở tổ hợp sản xuất mây tre lá. Không ít lần ông gặp phải bất trắc, nào nhà xưởng cháy rụi, nào là bị hất ra khỏi liên doanh làm ăn với hai bàn tay trắng… “Tôi đã phải nhận đồng hồ từ những bạn bè Đài Loan làm ăn trước đây để đi bỏ mối, rồi phải chầu chực để nhận từng đồng thanh toán”- ông nhớ lại.

Cuối năm 1989, ông Viên khăn gói qua Đài Loan học công nghệ sấy chân không áp dụng trong chế biến nông sản. Về nước, ông lập công ty sấy khô nông sản và hai mặt hàng đầu tiên là mít và chuối sấy khô ra đời. “Tôi nghĩ mình không tiền, nhưng vốn thì chẳng thua ai. Vốn của tôi là kiến thức đã học được và khách hàng. Họ chuộng hàng mình, tin mình thì sẽ ứng tiền trước”.

Xác định giá trị và đẳng cấp

Khi có sản phẩm rồi, ông Viên đích thân đem đi tìm “thượng đế”. Sang Đài Loan chào hàng ở các chợ đầu mối, họ lắc đầu vì chưa biết tới mít. Ông đành phải mang ra bày bán tại vỉa hè. Các bà nội trợ xúm nhau nếm thử và mua. Các nhà buôn đã chứng kiến cảnh đó, họ đã không bỏ lỡ cơ hội, vậy là Vinamit tìm được chỗ đứng.

Nguyễn Lâm Viên
Nguyễn Lâm Viên - Tổng Giám Đốc Cty Vinamit. Ảnh: nhân vật cung cấp

 Sang Trung Quốc, ông lại đưa sản phẩm của mình tới khách hàng trên những chuyến xe lửa. Đơn giản ông nghĩ, hành khách có thêm Vinamit nhâm nhi sẽ vơi đi nỗi mệt đường dài. Và rồi những chuyến xe lửa như vậy đã đưa Vinamit tiến sâu vào thị trường Trung Quốc.

Viên “mít sấy” là người đi tiên phong trong lĩnh vực sấy khô nông sản tại Việt Nam. Hiện nay, không chỉ có mít, chuối, sản phẩm sấy khô của Vinamit còn có thêm nhiều loại là khoai lang, dứa, khoai môn, xoài, cà rốt, đu đủ, khổ qua, táo, cà chua, bí sấy, cùi dưa dẻo, ổi dẻo…Tất cả đều tự nhiên từ nguyên liệu đến thành phẩm, và đó chính là những giá trị mà ông Viên muốn mang đến cho khách hàng. Trong thời gian tới, Vinamit không ngừng tiếp tục lấy sự độc đáo và khác biệt làm ưu thế cạnh tranh để xác định vị trí của mình trên thị trường thức ăn nhanh thế giới.

Cho là nhận

“Chia sẻ với cộng đồng, vừa là phép hành xử thường nhật, vừa là triết lý kinh doanh”- ông Viên nói. Kinh doanh nếu không vì cộng đồng mà chỉ vì lợi nhuận thì anh sẽ mất. Muốn bán được hàng và thương hiệu nổi tiếng thì anh phải được những người trong cộng đồng yêu mến, đừng bao giờ quên cộng đồng. Cho là để được nhận, và anh đang cho, tức là anh đang nhận. Nếu ai không hiểu được điều này, chắc chắn sẽ khó thành công, nhất là thành công trong nền văn hóa Á Đông. Muốn thành công, anh phải chinh phục trái tim người tiêu dùng thay vì chinh phục lý trí như thông thường. Muốn đi vào trái tim, không cần phải nhiều tiền mà cần sự bền bỉ.

“Ngay từ khi bắt đầu vào làm marketing, tôi đã nhận ra chân lý này và kiên trì đeo đuổi”- ông Viên bộc bạch. Và con đường chinh phục trái tim người tiêu dùng của ông là bằng những chính sách hướng về cộng đồng và phát triển cộng đồng. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến người nông dân. Ông đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của người nông dân với giá ổn định, giúp hàng nghìn hộ dân các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Đông, miền Tây Nam bộ…phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Người đàn ông từng đứng bên bờ tuyệt vọng này cũng khẳng định, “tiền không là số một”. Ông bộc bạch: Tôi muốn cống hiến nhiều cho xã hội hơn là vì mục đích làm giàu. Chính vì muốn cống hiến, thay vì đầu tư để lấy lợi nhuận thuần túy, ông rủ bạn bè đầu tư vào một quán cà phê đẹp giữa trung tâm Sài Gòn để làm điểm gặp gỡ của mọi người. Toàn bộ lợi nhuận thu được đều để làm từ thiện như xây nhà ở, giúp đỡ người nghèo,cấp học bổng cho trẻ em… Ông Viên xác định, đây là việc làm thường xuyên và hàng tuần, Vinamit đều dành khoảng từ 10 đến 20 triệu để hỗ trợ tài chính cho các hộ nghèo vượt khó.

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG