Không ngồi chờ 4.0 gõ cửa

DNNN chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Trong ảnh, kỹ sư một DNNN trong phòng điều khiển trung tâm của nhà máy lọc dầu
DNNN chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh. Trong ảnh, kỹ sư một DNNN trong phòng điều khiển trung tâm của nhà máy lọc dầu
TP -  Là một phần tất yếu trong nền kinh tế Việt Nam, trước bối cảnh cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CM 4.0) phát triển, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải chủ động nắm bắt, thay đổi để hoà mình vào guồng quay chung. Đồng thời, cơ quan quản lý, đại diện chủ sở hữu cũng cần tháo cởi các quy định ràng buộc để DNNN tránh nguy cơ tụt hậu.

Không thể đứng ngoài guồng quay

Hiện nay nhiều quan điểm vẫn nhìn nhận cuộc CM 4.0 quá to tát, là những robot tự động, là cỗ máy thay thế con người. Nhưng thực tế, DN chỉ cần chú ý đến yếu tố then chốt là ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng internet. DN chỉ cần có thông tin tốt hơn, nhanh hơn,  sẽ hiệu quả hơn. Các yếu tố này sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh.
Là một trong những bộ phận của cộng đồng DN nói chung, DNNN không thể đứng ngoài guồng quay CM 4.0. Với vai trò chủ đạo, then chốt, đầu tàu, dẫn dắt, định hướng nền kinh tế, việc tiếp cận CM 4.0 với DNNN càng cần thiết hơn bao giờ hết.

Để làm được điều này, đầu tiên DNNN phải chủ động, không bị động ngồi chờ tác động của CM 4.0 ập đến. DNNN không thể ngồi chờ cơ quan quản lý nhà nước mang cuộc CM 4.0 đến với mình. Từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên của DN phải chủ động nghiên cứu, tìm kiếm lợi thế của CM 4.0.

Sự chủ động của DN thể hiện từ những việc đơn giản nhất. Tiêu biểu như một số DN sản xuất, kinh doanh ứng dụng cách quản lý mới dựa trên nền tảng thông tin. 

CM 4.0 bắt nguồn từ việc ứng dụng công nghệ thông tin thay thế cách làm thủ công để tiết kiệm chi phí, thời gian. Công nghệ ở đây có thể ứng dụng mọi nơi, mọi khâu, để hạn chế chi phí trung gian, giúp lợi nhuận, năng suất lao động tăng lên.

Trong số DNNN hiện nay, một số DN đi đầu trong cuộc CM 4.0, tiêu biểu như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đã tiếp thu và ứng dụng tích cực. Viettel có một hệ thống quản lý dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Một sản phẩm của Viettel bán ở bất cứ chi nhánh nào đều tự động cập nhật về hệ thống quản lý để người giám sát nắm được. Hệ thống này cập nhật hàng giờ, hàng ngày hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các vấn đề về dòng lưu chuyển hàng hóa. Từ đó việc nắm bắt sự biến động, biến đổi của thị trường trong nước cũng như quốc tế.
 
Cởi bỏ “dây trói” từ cơ quan chủ sở hữu

 Bất cứ DN nói chung và DNNN nói riêng đều nhìn thấy hiệu quả của CM 4.0 mang lại và mong muốn sớm áp dụng để nâng cao năng suất lao động. Nhưng để thực hiện điều này ở DNNN vẫn còn rất nhiều nút thắt. 

Tại DNNN, khi quyết định bất cứ vấn đề về công nghệ có thể hình thành một dự án đầu tư mới, nó thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh, thay đổi về định hướng khách hàng. Với quyết định lớn như vậy, DNNN buộc phải nhận được sự phê duyệt của cơ quan chủ sở hữu và cơ quan liên quan. Nếu cơ quan chủ sở hữu kéo dài thời gian phê duyệt hoặc không đồng ý có thể làm mất đi cơ hội kinh doanh.

Để DNNN vượt qua được vấn đề này, đại diện chủ sở hữu, các cơ quan, các bộ ngành có liên quan trong việc giám sát theo dõi DNNN phải thay đổi tư duy. Cần có sự chủ động hợp tác tích cực từ cơ quan chủ sở hữu, các cơ quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý không thể bị động, ngồi chờ DN đề xuất. Họ phải chủ động thảo luận với DN, thậm chí phải có ý tưởng trước hoặc ý tưởng song hành cùng với DN.

Một trong những tín hiệu tích cực từ sự chủ động trong bối cảnh CM 4.0 của cơ quan đại diện chủ sở hữu của DNNN là việc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại DN (vừa được thành lập) đang xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin để giám sát đánh giá kịp thời trong quá trình quản lý DN. 

Không ngồi chờ 4.0 gõ cửa ảnh 1 TS Phan Đức Hiếu, 
Viện phó Quản lý kinh tế trung ương

DNNN phải chủ động, không bị động ngồi chờ tác động của CM 4.0 ập đến. DNNN không thể ngồi chờ cơ quan quản lý nhà nước mang cuộc CM 4.0 đến với mình. Từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên của DN phải chủ động nghiên cứu, tìm kiếm lợi thế của CM 4.0.

Không ngồi chờ 4.0 gõ cửa ảnh 2 Viettel là một trong những DNNN tích cực tiếp cận và ứng dụng CM 4.0. Trong ảnh, nhân viên tư vấn bán sản phẩm cho khách hàng và cập nhật tình hình hàng hóa trên phần mềm
MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.