Lối đi nào cho tài xế công nghệ Việt?

Hiện Việt Nam có hơn 300.000 tài xế tham gia lĩnh vực vận tải công nghệ, hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro về tai nạn, sức khỏe
Hiện Việt Nam có hơn 300.000 tài xế tham gia lĩnh vực vận tải công nghệ, hoạt động trong môi trường nhiều rủi ro về tai nạn, sức khỏe
TP - Tài xế công nghệ, lực lượng lao động đang chiếm phần lớn quá trình tham gia giao thông tại các đô thị lớn Việt Nam, dù được xem là có mức thu nhập khá so với các ngành nghề khác, nhưng cũng đi kèm không ít thiệt thòi.

Tài xế công nghệ ở Việt Nam

Tài xế công nghệ - một nghề đang trở nên phổ biến dù mới xuất hiện trong những năm gần đây. Sẽ không có gì to tát cho đến khi chúng ta nhận ra rằng: Việt Nam luôn nằm trong top đầu Đông Nam Á về số vụ tai nạn giao thông. Thực tế này là một báo động “không thành lời” về những rủi ro tiềm tàng vô cùng lớn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là đối tượng tài xế công nghệ tại các thành phố lớn.

Thêm vào đó, lực lượng tài xế công nghệ đang phải cầm lái trong mật độ giao thông dày đặc tại 2 siêu đô thị Hà Nội và TPHCM. Chưa kể thời gian làm việc của tài xế xe máy trung bình 6-12 tiếng/ngày trên đường phố inh ỏi, nắng nóng, mưa bão, khói bụi đã âm thầm bào mòn sức khoẻ của họ.

Bên cạnh đó, sự kỳ vọng từ khách hàng cũng là những áp lực vô hình cho tài xế công nghệ. Người dùng luôn mong muốn dịch vụ 5 sao với tài xế thông thạo đường đi, tuân thủ luật giao thông, phục vụ chuyên nghiệp trong khi tài xế công nghệ đôi khi vẫn chưa được đào tạo một cách nghiêm túc và bài bản.

Chăm lo người tài xế

Nghề tài xế công nghệ hiện thu hút gần 300.000 lao động, dù có hãng quản lý, chế tài nhưng không được bảo vệ và thực hiện quyền lợi lao động, như hưởng bảo hiểm y tế, tai nạn, xã hội như bao ngành nghề khác. Hiểu được vấn đề đó, nên ứng dụng gọi xe “be” đã tiên phong trở thành đơn vị duy nhất trên thị trường “tự nguyện” chăm lo phúc lợi cho tài xế cùng các chương trình đào tạo “nghiệp vụ” nghiêm túc. Đó là lý do vì sao chỉ mới xuất hiện chưa đầy một năm, “be” đã nhanh chóng chiếm vị trí thứ hai trong thị trường này (theo báo cáo gần nhất của ABI Research).

Ngoài các chương trình thưởng lái doanh thu cho tài xế, hãng này đang “tự giác” mua 3 loại bảo hiểm cho tài xế bao gồm: Bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. “be” còn tổ chức Học viện Đào tạo tài xế “be” (beAcademy) nhằm tập huấn các kỹ năng cần thiết cho tài xế. “be” cũng phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TPHCM triển khai nhiều hoạt động phòng chống tội phạm nhằm bảo đảm sự an toàn cho tài xế cũng như hành khách đi cùng.

Mục tiêu dài hạn của “be” là muốn xã hội công nhận tài xế công nghệ là một nghề. Đã là nghề thì họ phải được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động. “be” từng bước cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ và bảo đảm quyền lợi của anh em tài xế tốt hơn.

Có thể nói, quan điểm của ứng dụng gọi xe “be” đã đi đúng hướng khi mới đây, tại Hoa Kỳ (bang California), một luật mới được thông qua, yêu cầu một số công ty như Uber và Lyft coi tài xế của mình như nhân viên “biên chế”, được trợ cấp và bảo đảm tiền lương. “be” còn đang có kế hoạch đồng hành với Bộ LĐ-TB&XH kiến tạo những chuẩn mực chuyên nghiệp đầu tiên dành riêng cho nghề tài xế công nghệ; tạo cơ sở để xã hội công nhận tài xế công nghệ là một nghề với kì vọng được bảo vệ bởi luật pháp, bởi chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước, Luật Lao động.

Lối đi nào cho tài xế công nghệ Việt? ảnh 1 Ứng dụng “be” đang đi tiên phong trong chăm lo cho tài xế của mình với các chế độ đào tạo, bảo hiểm...
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.