VPBank: Thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất

Quầy giao dịch
Quầy giao dịch
Năm 2015, VPBank nằm ngoài nhóm 10 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Bốn năm sau, giá trị thương hiệu VPBank đã tăng lên hơn 6 lần và đứng đầu các ngân hàng tư nhân, đồng thời có một bước nhảy xa trên bản đồ thương hiệu ngân hàng toàn cầu.

Theo bảng xếp hạng 50 thương hiệu mạnh của Việt Nam 2019 của Brand Finance công bố cuối tháng 9 vừa qua, thương hiệu VPBank xếp ở vị trí thứ 14 và là ngân hàng tư nhân có vị trí cao nhất. Đây là năm thứ 5 Brand Finance công bố bảng xếp hạng 50 thương hiệu mạnh tại Việt Nam, và là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân.

Đầu năm nay, VPBank cũng đã trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên nằm trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng mạnh nhất toàn cầu, đứng ở vị trí 361 trên bảng xếp hạng. Brand Finance cho biết, giá trị thương hiệu của VPBank đã tăng hơn 6 lần, từ 56 triệu USD năm 2016 lên 354 triệu USD năm 2019. Bên cạnh đó, chỉ số xếp hạng thương hiệu (Brand rating) của ngân hàng cũng được xếp loại A trong thang xếp hạng từ D tới AAA+. Và chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index) được Brand Finance chấm 58.76 điểm, trong thang điểm từ 0 – 100.

“Đây là kết quả trong nhiều năm VPBank liên tục nỗ lực cải tiến mô hình kinh doanh, đầu tư vào công nghệ, chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng”, ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị, VPBank, nói.

Được thành lập cách đây 25 năm, nhưng VPBank chỉ thực sự “thay da đổi thịt” kể từ năm 2010, sau khi bắt đầu tiến hành một cuộc chuyển đổi toàn diện, thay đổi nhận diện thương hiệu và chiến lược kinh doanh với mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống. Điều dễ nhận thấy nhất là VPBank đã dẫn đầu thị trường ở tất cả các phân khúc chiến lược mà ngân hàng đặt ra. Đó là phân khúc tài chính tiêu dùng, khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng tiểu thương.

Ví dụ, ở phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ, VPBank đã được cả Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và tạp chí uy tín The Asian Banker bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với hơn 80.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng hiện đã phục vụ khoảng 10% số lượng các doanh nghiệp trên toàn quốc. Trong khi đó, chiến lược số hóa các dịch vụ của ngân hàng cũng đã góp phần nâng cao thương hiệu của VPBank lên một nấc thang mới, thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng tới ngân hàng. Sự ra đời và cải thiện của các ứng dụng ngân hàng số, nền tảng cho vay trực tuyến như VPBank Online, SME Connect và YOLO, liên tiếp trong các năm qua, VPBank được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn là ngân hàng số tiêu biểu tại thị trường Việt Nam.

Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang phát triển rất mạnh, sức mạnh thương hiệu đóng một vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng mới, xây dựng lòng trung thành của khách hàng cũ, từ đó tạo ra kết quả doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Như vậy, sở hữu một thương hiệu mạnh nhất trong nhóm các ngân hàng tư nhân, cũng là một trong bốn thương hiệu ngân hàng mạnh nhất trên thị trường, sẽ mang lại cho VPBank một lợi thế cạnh tranh không nhỏ và khả năng duy trì đà tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Đồng tình với quan điểm này, các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu cũng cho rằng, một thương hiệu ngân hàng mạnh sẽ nhanh chóng tạo ấn tượng mạnh mẽ tới khách hàng, truyền tải những thông điệp về chất lượng dịch vụ, sản phẩm và mục tiêu của ngân hàng. Lý do là vì những thương hiệu yếu thường không xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng, khi họ nghĩ tới việc sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Ông Phạm Quang Sỹ, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong một bài viết về thương hiệu ngân hàng đã bày tỏ quan điểm rằng, trong một thị trường ganh đua khốc liệt như hiện tại, những ngân hàng biết liên kết sức mạnh thương hiệu với hoạt động kinh doanh sẽ nâng cao được đáng kể sức cạnh tranh.

Ở khía cạnh này, dường như VPBank đã làm khá tốt. Kết thúc 7 tháng đầu năm 2019, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt hơn 20.000 tỷ đồng, Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 5.300 tỷ đồng, tương đương 56% kế hoạch đề ra cả năm. Với đà tăng trưởng liên tục được duy trì trong những tháng vừa qua, một lãnh đạo cấp cao của VPBank tự tin rằng ngân hàng sẽ vượt chỉ tiêu lợi nhuận 9.200 tỷ đồng trong năm nay.

“Rõ ràng sự cải thiện nhanh chóng về sức mạnh thương hiệu có ảnh hưởng tương hỗ không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của VPBank, khi giúp thu hút thêm và củng cố sự trung thành của khách hàng, tăng tự tin với con đường mình đã chọn”, ông Việt nói. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.