Những nông dân thời 4.0

Nông dân cập nhật thông tin trên hệ thống Nhật ký điện tử
Nông dân cập nhật thông tin trên hệ thống Nhật ký điện tử
Cùng với việc mạnh dạn áp dụng các khoa học công nghệ, cùng với sự hỗ trợ về quản lý quy trình trồng và bao tiêu đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp, nhiều nông dân tại Đà Lạt hiện đã trở thành tỷ phú nhờ những mô hình vườn, ruộng áp dụng tiến bộ thời 4.0 và chuỗi liên kết doanh nghiệp.

Những tỷ phú nông dân

Nở nụ cười tươi sau khi điền nhanh những thông số về lượng rau, trái thu hoạch trong buổi sáng theo đơn hàng của MM Mega Market vào Nhật ký điện tử, nông dân Nguyễn Văn Phúc (Tổ hợp tác rau an toàn Suối Thông, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) cho hay: “Tổng thu hoạch theo đơn trong ngày hơn 4,6 triệu. Trừ chi phí tôi được 3 triệu đồng lợi nhuận. Rau củ trồng ra có đơn vị bao tiêu cho hết nên nông dân chúng tôi sống khỏe re”.

Ông Phúc là một trong những nông dân đầu tiên ở xã Đạ Ròn gia nhập Tổ hợp tác chuyên sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và ký hợp đồng thương mại với MM Mega Market (trước là Metro) từ năm 2007 đến nay.  

“Nhóm mình có một kỹ sư của MM Mega Market phụ trách, giúp nhóm lên kế hoạch trồng cho từng hộ. Nếu một vụ cà chua chiếm khoảng 4 tháng là sau đó mình trồng sú, chiếm khoảng độ 85 ngày, sau đó đổi qua cây thảo mất khoảng 45-50 ngày. Với hướng dẫn của kỹ sưm, một năm doanh thu của tôi khoảng 1,6 – 2 tỷ đồng trên diện tích khoảng 1,5ha. Lợi nhuận trên 800 triệu đồng/năm. Tham gia làm cho MM Mega Market và tổ hợp tác trước mắt làm cho nông dân yên tâm, ổn định, làm được nhiều thì được hưởng nhiều, không phải lo đầu ra. Tất cả đều được MM Mega Market thu mua cho nên tính ổn định rất cao”, ông Phúc cho hay.

Cũng như ông Phúc, 24 thành viên khác ở Suối Thông trong Tổ hợp tác đến nay đều đã trở thành tỷ phú nhờ tham gia sản xuất theo chuỗi liên kết với MM Mega Market và đặc biệt không phải lo đầu ra cho sản phẩm, giá các loai rau củ do nông dân sản xuất ra được cập nhật theo tuần và luôn đảm bảo được thu mua cao hơn giá thị trường.

Những nông dân thời 4.0 ảnh 1

Với mô  hình liên kết tiêu thụ sản phẩm với MM Mega Market, nhiều nông dân Đà Lạt đã trở thành tỷ phú

Ông Nguyễn Đông Hải, Giám đốc Cty TNHH VietFarm  cho hay, sau hơn 10 năm hợp tác Vietfarm hiện có 20 ha sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đặc biệt, khoảng 80% diện tích của Vietfarm hiện đã áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Trung bình mỗi tháng, Vietfarm cung ứng cho MM Mega Market khoảng 40 tấn rau quả an toàn, tương đương với khoảng 600 tấn/năm, doanh thu từ 10 đến 12 tỷ đồng mỗi năm.

“Nhờ áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt của MM Mega Market và đạt tiêu chuẩn Global GAP, tiêu chuẩn nông nghiệp cao nhất toàn cầu hiện nay. Công ty đã có những loại nông sản đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, các nước như Nhật Bản. Hiện sản phẩm ớt chuông của chúng tôi đang phục vụ bán cho MM Mega Market  và xuất khẩu đi các thị trường Singapore, Thái Lan”, ông Hải cho hay.

Khi rau củ được số hóa

Anh Võ Văn Tuấn, Quản lý thu mua và phát triển nguồn hàng của MM Mega Market tại Đà Lạt cho hay, để mỗi loại rau củ quả đến tay người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất, các kỹ sư phải 3 cùng (cùng ăn, cùng theo dõi, chăm sóc và cùng đánh giá chất lượng) với nông dân theo từng giai đoạn canh tác tại nông trại cho đến khi thu hoạch.

Hàng ngày Đội kỹ sư nông nghiệp của MM Mega Market làm việc trực tiếp với nông dân, hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời tư vấn cho nông dân, lên kế hoạch sản xuất vừa đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông dân từ khâu xuống giống sau đó là sản xuất, thu hoạch và vận chuyển đến MM Mega theo tiêu chuẩn VietGAP. Toàn bộ quá trình sản xuất ở trang trại, nông dân đều phải ghi nhật ký điện tử: từ khâu xuống giống, sử dụng thuốc gì, phân gì, thu hoạch bao nhiêu ….

Ngay cả khi các hộ nông dân có chứng nhận VietGAP, đội kỹ sư nông nghiệp và bộ phận Đánh giá chất lượng của MM Mega Market vẫn sẽ tiếp tục theo dõi trang trại trong suốt quá trình sản xuất.

Những nông dân thời 4.0 ảnh 2
 

“Nếu nông dân sử dụng thuốc không đúng danh mục là sẽ bị ngưng trong vòng 6 tháng không được cung cấp hàng vào MM Mega Market. Kỹ sư nông nghiệp hàng tuần xuống kiểm tra nông trại, nếu có vấn đề gì họ sẽ báo cáo lại bộ phận đánh giá chất lượng để xuống kiểm tra tiếp cho nên là toàn bộ quy trình được kiểm soát rất chặt chẽ, có 2 đường kiểm soát song song với nhau”, Anh Tuấn cho hay.

Theo anh Tuấn, từ cuối năm 2018, MM Mega Market đã triển khai Nhật ký điện tử để tiết kiện thời gian và quản lý qui trình làm việc với nông dân đơn giản hơn, nhanh hơn và tiện lợi hơn. Đến nay 60% nông dân đã có thể sử dụng nhật ký điện tử trên máy tính và điện thoại smartphone. Toàn bộ dữ liệu về cây giống, quá trình sản xuất… sẽ được đẩy lên hệ thống và bộ phận kiểm tra chỉ cần đăng nhập vào tài khoản của MM Mega hoặc admin thì sẽ xem được hết thông tin của tất cả các nông dân.

Hiện tại, MM Mega Market hợp tác với 150 nhóm nông dân (gồm 450 nông dân) với tổng diện tích 500ha trên 5 vùng nguyên liệu chính ở Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương và Lâm Hà. Trạm trung chuyển Rau củ quả Đà Lạt, vận hành từ năm 2005, có 150 sản phẩm với sản lượng trung bình 25-35 tấn/ngày và kho trung chuyển có thể vận hành có những lúc cao điểm như Tết, có thể vận hành 50-60-70 tấn/ngày. Sản lượng khoảng 1,9 triệu tấn/năm, trong đó sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 5-10%, cung cấp cho hệ thống 20 trung tâm siêu thị MM khoảng 12.000 tấn/năm.

MỚI - NÓNG