2 tháng, cả nước thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI

2 tháng, cả nước thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI
TPO - Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho biết, trong  tháng 2 cả nước có 96 dự án được cấp phép mới với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,201 tỷ  USD, tăng 11% về số dự án và 27% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.
2 tháng, cả nước thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI ảnh 1
Doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư vào nhiều khu đô thị mới tại VN

Trong tháng 2, có 38 lượt dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 360 triệu USD, tăng 18% về số lượt dự án bổ sung và gấp 3 lần tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm trong 2 tháng đầu năm 2007, cả nước đã thu hút thêm 1,911 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 2 tháng đầu năm 2007, vốn đầu tư đăng ký tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 49%. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 45% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án xây dựng Cảng Cái Mép tại Bà Rịa-Vũng Tàu với số vốn đăng ký là 165 triệu USD. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.

Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN tháng 2/2007 ước tính đạt 1,980 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; giá trị xuất khẩu ước đạt 1,155 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu vùng, Bình Dương dẫn đầu cả nước với vốn đầu tư chiếm 35% tổng vốn đầu tư đăng ký; Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 2, chiếm 27% và Thái Nguyên đứng thứ 3, chiếm 16%, trong 22 địa phương của cả nước có dự án ĐTNN.

Thái Lan là nhà đầu tư có số vốn đầu tư đăng ký lớn nhất trong 2 tháng qua với 33,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong số các dự án lớn của các nhà đầu tư Thái Lan phải kể đến dự án Công ty giấy Kraf Vina của Tập đoàn SCG Siam Cement tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư trên 220 triệu USD.

Theo đánh giá của Cục đầu tư nước ngoài, để thực hiện được mục tiêu đề ra trong thu hút ĐTNN năm 2007 các địa phương cần nỗ lực rà soát, nghiên cứu, sửa đổi việc cấp giấy chứng nhận đầu tư tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, công khai. Bên cạnh đó, các địa phương tập trung hỗ trợ điều kiện thuận lợi (về thủ tục hành chính, về giải phóng mặt bằng.v.v.) giúp cho các dự án sau khi có giấy chứng nhận đầu tư triển khai nhanh chóng.

Tuy nhiên, để có được “cú hích” trong thu hút ĐTNN năm 2007 cần có biện pháp cụ thể, xử lý việc cấp phép đối với các dự án lớn đang được các nhà đầu tư đề xuất, đồng thời, tránh t́nh trạng một số địa phương đã cấp chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối trước thời hạn cam kết mở cửa của Việt Nam trong lĩnh vực này là tháng 2/2009.

Theo kế hoạch của Bộ KH&ĐT, năm nay cả nước dự kiến thu hút vốn FDI đạt trên 10 tỷ USD. Năm 2006, Việt Nam đã thu hút được 10,2 tỷ vốn FDI, cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã vào tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các địa phương trong hai tháng qua với những dự án lớn. Tại Hà Nội, tập đoàn Gamuda (Malaysia) dự kiến đầu tư 1 tỷ USD xây dựng khách sạn, trung tâm hội nghị, văn pḥng-căn hộ cao cấp và tập đoàn Rivier (Nhật Bản) xin đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao với vốn đầu tư trên 500 triệu USD. Tại Bắc Ninh, Bắc Giang, tập đoàn Foxcora (Đài Loan) dự kiến cũng sẽ đầu tư 5 tỷ USD xây dựng thành phố công nghệ sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp  trong đó, giai đoạn đầu (trong năm 2007) đăng ký đầu tư 1 tỷ USD.

MỚI - NÓNG