Ai sẽ bỏ tiền vào chứng khoán 2014?

Liệu chứng khoán năm nay có cơ hội bứt phá mạnh. Ảnh: như ý
Liệu chứng khoán năm nay có cơ hội bứt phá mạnh. Ảnh: như ý
TP - Năm 2013, thị trường chứng khoán Việt Nam về đích ngoạn mục với việc xếp thứ hạng 1 trong 10 thị trường tăng trưởng nhất trên thế giới. Bước sang năm 2014, liệu chứng khoán có một lần nữa có bật lên mạnh, khi mà chiếc bình thông đáy với hai “hàng xóm” là bất động sản và ngân hàng vẫn còn ốm yếu?

Tăng vì tin tốt

Thống kê của Uỷ ban chứng khoán, tính đến cuối năm, chỉ số VNIndex tăng 23%; HNIndex tăng 19%; TTCK Việt Nam được đánh giá là có mức tăng cao so, thậm chí là 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 243 nghìn tỷ đồng, tăng gần 30% (chiếm 22% tổng vốn đầu tư toàn xã hội).

Tổng thể phiên giao dịch áp cuối tuần qua đã chứng kiến thêm một phiên nữa giao dịch trên 3.000 tỷ đồng (3.254 tỷ đồng). Gần một nửa số tiền này được bỏ ra mua trong buổi chiều và đẩy giá tăng mạnh. Thị trường có lượng tiền rất lớn và giá đã không thể điều chỉnh nổi, khi mà mức độ hưng phấn quá cao.

Phân tích thị trường khi đóng cửa cuối tuần qua, công ty chứng khoán Sài Gòn SSI nhận xét:“Thị trường trở nên khá yên ắng sau phiên giao dịch kỷ lục. Hoạt động chốt lời đã giảm nhiệt nhưng vẫn còn xuất hiện ở một vài cổ phiếu khi dòng tiền nóng tiếp tục được rút bớt khỏi thị trường.

Lực cầu đang có dấu hiệu hồi phục rõ rệt khi tâm lý chung của NĐT nhìn chung vẫn khá tốt, phiên điều chỉnh mạnh hôm qua thực sự là cần thiết để thị trường có thể tiếp tục duy trì đà tăng trong trung hạn. Theo SSI, thông tin về việc nới room ngoại dù chỉ là được nhắc lại nhưng đã hỗ trợ khá tốt cho thị trường, đặc biệt nhóm cổ phiếu hết room. 

“Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị NĐT lựa chọn những cổ phiếu có cơ bản tốt và triển vọng tích cực trong năm 2014 để mua vào trong những nhịp điều chỉnh tiếp theo của thị trường, đồng thời hạ tỷ trọng của nhóm cổ phiếu đầu cơ đã tăng nóng”- SSI lưu ý các nhà đầu tư nội.

Ông Trần Thanh Tân - CEO Vietfund Management, Chủ tịch Câu lạc bộ quản lý quỹ thì tỏ ra lạc quan: năm 2014 sẽ khởi đầu cho chu kỳ tăng trưởng mới của chứng khoán Việt Nam cho đến khoảng năm 2019-2020. “Tuy nhiên, sự tăng trưởng không giống như năm 2007 mà sẽ bền vững, an toàn và đi vào chiều sâu”- Ông Tân nhấn mạnh.

Muốn tăng trưởng cần minh bạch

Năm 2014 ai sẽ là người bỏ tiền vào thị trường? Theo một chuyên gia phân tích, ngoài dòng tiền của nhà đầu tư nội đang dư thừa không muốn rót vào hai kênh là tiết kiệm đang giảm lãi suất và bất động sản vẫn chưa chạm đáy, giới đầu tư trên sàn nói chung đều khá trông mong vào dòng tiền đến từ khối ngoại. 

“Khi tiếp xúc với NĐTNN, chúng tôi vẫn luôn lỗi hẹn về chương trình này, tuy nhiên, lần này việc CPH đã được xác định. Việc mở room trên sàn là hợp lý nhưng điểm mạnh để có thể bán được nhiều hàng hóa chính là CPH”. 

“Thời gian tới, UBCKNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc xử lý các thủ tục liên quan tới CPH, lưu ký, niêm yết sau cổ phần hóa và các hoạt động trên TTCK. Việc “nới room” và các chính sách gỡ khó, hỗ trợ phát triển thị trường… sẽ góp phần tốt hơn để cải thiện sức cầu cho TTCK, từ đó tạo tác động tích cực hơn cho việc đấu giá cổ phần của DNNN”.

Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng

Việc CPH sẽ có tác động lớn đến kinh tế và TTCK Việt Nam... Hy vọng những người dũng cảm cuối cùng trên TTCK Việt Nam sẽ được tưởng thưởng cho chu kỳ tăng trưởng đó”, ông Tân nói. Còn theo UBCK, số lượng tài khoản nhà đầu tư đến cuối năm 2013 đạt khoảng gần 1,4 triệu tài khoản, tăng 15%; trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55%.

Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. “những tín hiệu về nới room cho khối ngoại cùng những thông tin tích cực về kinh tế vỹ mô của Việt Nam hứa hẹn sẽ thúc khối ngoại bỏ thêm tiền vào thị trường”- Phân tích viên một công ty chứng khoán lạc quan.

Còn nhận xét về thị trường năm nay, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng chứng khoán có cơ hội. ”Tôi bất ngờ với quyết tâm của Chính phủ trong việc buộc các ngân hàng phải lên sàn, nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ nỗ lực này, ủng hộ Nghị định 108 mà UBCK chắp bút”, ông Hiếu nói và cho biết, đó là một bước tiến lớn, giúp TTCK Việt Nam gần hơn với các TTCK lớn, khi ở đó, DN đại chúng bắt buộc phải minh bạch, bắt buộc phải niêm yết giá cổ phiếu trên sàn.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh thì lưu ý : “Hàng hóa năm 2014 sẽ dồi dào hơn rất nhiều so với năm 2013 và nếu Chính phủ quyết định việc nới room, sẽ đồng thời cải thiện mạnh sức cầu trên TTCK”.

Theo ông Ánh, giá trị từ sự minh bạch trên TTCK đang lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế và đây là một tín hiệu tích cực. Minh bạch sẽ giúp cho người dân nhận diện rõ, đâu là thực thể khỏe mạnh, đâu là thực thể ốm yếu, và tạo áp lực buộc các DN phải vì cổ đông, tôn trọng quyền cổ đông và phải tự cải tổ, nếu không muốn bị đào thải trong thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt và rất sòng phẳng này.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.