Áp dụng linh hoạt công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19

Áp dụng linh hoạt công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 11 cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19. Trong đó, đưa ra nhiều gói hỗ về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm phí, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, miễn giảm phí bảo hiểm...

Đây là động thái quan trọng và cần thiết trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Vậy các doanh nghiệp Việt sử dụng các công cụ pháp lý để vượt qua thách thức của đại dịch COVID-19 như thế nào? Những chia sẻ của Ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư Pháp trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ cho cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Trước tiên xin cảm ơn ông Nguyễn Thanh Tú đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Vâng thưa ông, ông có thể chia sẻ về Kết quả khảo sát trên 1 200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của COVID-19 tới hoạt động kinh doanh?

Vừa rồi thì khảo sát 1200 doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cho thấy các doanh nghiệp tham gia khảo sát thì phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có quy mô lao động là dưới một trăm người. Về mặt nhóm ngành thì chúng tôi thấy là nó có hai nhóm nổi lên. Thứ nhất là những ngành mà có cơ cấu trong cái nền kinh tế Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, cũng có những phản hồi rất mạnh mẽ. Thứ hai, những nhóm ngành mà chúng tôi cho rằng là chịu ảnh hưởng rất tiêu cực từ dịch bệnh lần này thì dù tỷ trọng trong nền kinh tế thị vừa phải nhưng phản hồi của họ thì lại tương đối nhiều. Hơn nữa 90 % doanh nghiệp trong 1200 đó cho biết là chịu ảnh hưởng rất tiêu cực từ dịch bệnh. Một số liệu thứ hai, cũng rất đáng quan tâm, đấy là vấn đề là mức độ chịu ảnh hưởng như thế nào liên quan đến doanh thu,  thì 60 % doanh nghiệp cho biết là nếu mà dịch kéo dài tới sáu tháng thì có thể bị thiệt hại lên đến trên 50 % doanh thu. Và có tầm gần 30% doanh nghiệp trả lời cho biết là sẽ bị thiệt hại từ 20 đến 50 % doanh thu, tức là mức độ thiệt hại nặng là rất lớn, bởi vì 74 % doanh nghiệp trong số khảo sát cho biết họ có thể bị phá sản nếu mà dịch kéo dài trên 6 tháng.

Áp dụng linh hoạt công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 ảnh 1  

Vâng thưa Ông, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã hội của nhiều nước, trong đó có tác động tới doanh nghiệp Việt, vậy các các doanh nghiệp có được sử dụng dịch bệnh COVID-19 là sự kiện bất khả kháng để trì hoãn việc thực thi hợp đồng đã ký trước đó?Vâng như vậy là nhà nước đã có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, nhưng dường như kết quá thu hút vẫn chưa được như mong đợi phải không thưa bà?

Đại dịch COVID-19 hiện nay đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam và đang có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thậm chí hậu COVID, tức là sau khi vượt qua nền kinh tế thế giới tại Việt Nam có thể là bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Chính vì vậy, cho nên Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có các giải pháp để vượt qua những khó khăn và tất cả đó suy cho cùng đều gắn với các vấn đề pháp lý. Trong mối quan hệ của doanh nghiệp thì sẽ có 3 nhóm quan hệ pháp lý mà cần phải được giải quyết.

Áp dụng linh hoạt công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 ảnh 2  

Thứ nhất, đó là giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước của Chính phủ thì Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các biện pháp như miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, phí, lệ phí, khả năng tiếp cận tín dụng, xoá nợ, giảm nợ cho doanh nghiệp. Chính phủ cũng cần phải tăng cường đầu tư công để thấy các khoản đầu tư của khối tư nhân đang giảm sút thì những vấn đề đó đều xuất phát và gắn với các vấn đề pháp lý.  Thứ hai là giữa góc độ doanh nghiệp với người lao động, trong bối cảnh hiện nay doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động. Trong trường hợp này cái mối quan hệ lao động giữa doanh nghiệp với chúng ta là người lao động sẽ được điều chỉnh bởi hợp đồng lao động bằng pháp luật lao động. Và cuối cùng đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng với các doanh nghiệp khác. Trong bối cảnh hiện nay có những hợp đồng đã ký kết buộc phải tạm dừng hoặc là có sự điều chỉnh hợp đồng thì trong trường hợp doanh nghiệp cần phải thương lượng đàm phán với nhau để chống đỡ cần thiết có thể sử dụng các biện pháp pháp lý như là bất khả kháng như là điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi.

Thưa ông, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, theo ông các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị như thế nào để hấp thụ các thụ chính sách đó hiệu quả?

Chính phủ cũng đang tiến hành các biện pháp, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, về nguyên tắc không thể hỗ trợ được toàn bộ tất cả mọi doanh nghiệp vì nguồn lực của nhà nước còn hạn chế. Cho nên mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu xem doanh nghiệp mình  lĩnh vực kinh doanh của mình có thuộc trường hợp được hỗ trợ hay không, trình tự, thủ tục, hồ sơ để được hỗ trợ như thế nào và tất nhiên họ phải tập hợp được các thông tin, tài liệu để chứng minh rằng mình bị thiệt hại, mình thuộc trường hợp được hỗ trợ trong gói hỗ trợ hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải phối hợp với người lao động, với đối tác của mình để tìm cách vượt qua khó khăn trong thời buổi hiện nay chứ không thể chỉ trông chờ vào gói hỗ trợ của nhà nước. Đặc biệt doanh nghiệp cũng cần phải biết biến nguy thành cái cơ hội để tìm cách đổi mới và tìm cách cải tiến, nâng cao năng suất rồi là phải nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, cắt giảm chi phí khác, giảm thiểu được các tổn thất có thể xảy ra.

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG