Áp thuế chống bán phá giá 10% đối với da giày Việt Nam: Không công bằng

Áp thuế chống bán phá giá 10% đối với da giày Việt Nam: Không công bằng
TP - Hôm qua, Bộ Thương mại Việt Nam đã ra thông báo phản đối quyết định của Ủy ban Châu Âu (EC)về mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho các sản phẩm giày mũ da có nguồn gốc từ VN xuất khẩu vào Liên minh Châu Âu (EU).
Áp thuế chống bán phá giá 10% đối với da giày Việt Nam: Không công bằng ảnh 1
Một xưởng may xuất khẩu ở Việt Nam. Ảnh: dongnai-industry.gov.vn

Theo phán quyết cuối cùng của EC ngày 5/10 vừa qua về mức thuế chống bán phá giá đối với giày có mũ da nhập khẩu từ VN, các doanh nghiệp (DN) VN bị áp mức thuế 10% trong vòng 2 năm.

Bộ Thương mại khẳng định, VN không đồng tình với phán quyết này. Các DN VN hoàn toàn không bán phá giá giày có mũ da vào thị trường EU.

Xuất khẩu giày có mũ da của VN không phải là nguyên nhân gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp da giày của EU.

Mọi quyết định áp thuế chống bán phá giá vào ngành da giày của VN đều là không công bằng, không phản ánh đúng thực tế sản xuất và xuất khẩu giày da ở VN.

Phát biểu với báo chí, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh cho rằng, việc EC áp dụng thuế chống bán phá giá là đi ngược tinh thần tự do hóa thương mại mà EU khởi xướng; trái với mục tiêu của các chương trình hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo mà EC và các nước thành viên EU dành cho VN trong suốt thời gian vừa qua; không phù hợp quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa VN và EU.

“Chính vì thế nên 12 nước thành viên của EU đã phản đối vụ kiện; phía VN đánh giá cao thái độ tích cực của các nước này” - Thứ trưởng Vĩnh nói.

Với mức thuế này, Hiệp hội da giày VN cho biết, sẽ có khoảng 500.000 lao động trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Lương của công nhân VN vốn đã thấp, nay càng thấp hơn, gây nhiều khó khăn cho người lao động.

Mức thuế này sẽ làm cho các DN VN khó khăn hơn trong cạnh tranh với các nước khác trên thị trường EU. Việc áp dụng mức thuế này cũng không cải thiện được tình hình của ngành sản xuất da giày của EU với năng lực cạnh tranh không cao; đồng thời ảnh hưởng trực tiếp lợi ích người tiêu dùng EU.

Bộ Thương mại cũng cho rằng, việc áp dụng mức thuế trên không những gây khó khăn cho DN và người lao động VN mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của 450 triệu người tiêu dùng ở 25 nước EU; ngăn cản họ tiếp cận hàng giá rẻ.

Vì thế, Bộ Thương mại VN đề nghị EC không áp dụng biện pháp này đối với da giày VN. 

Ngày 6/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng tuyên bố Việt Nam bác bỏ việc Liên minh châu Âu (EU) áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày da xuất khẩu của Việt Nam, gọi đó là “không công bằng” và hy vọng EU sẽ sớm bãi bỏ các biện pháp chống phá giá này vì quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu và người lao động Việt Nam.

Ông Lê Dũng còn cho biết tuyên bố của EU tại Brúcxen ngày 4/10 là “đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại” từng được EU ủng hộ mạnh mẽ. 

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.