Bài học “mở cửa” viễn thông

Bài học “mở cửa” viễn thông
Do thị trường xăng dầu Việt Nam ít có sự cạnh tranh nên người dân luôn phải chịu mức giá cao, kể cả khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm sâu. Theo các chuyên gia kinh tế, để giải tận gốc bài toán này, cần xây dựng một thị trường xăng dầu cạnh tranh thực sự. Và câu chuyện mở cửa của thị trường viễn thông là bài học.

Bài học “mở cửa” viễn thông

Do thị trường xăng dầu Việt Nam ít có sự cạnh tranh nên người dân luôn phải chịu mức giá cao, kể cả khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm sâu. Theo các chuyên gia kinh tế, để giải tận gốc bài toán này, cần xây dựng một thị trường xăng dầu cạnh tranh thực sự. Và câu chuyện mở cửa của thị trường viễn thông là bài học.

Bài học “mở cửa” viễn thông ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Từ bài học thị trường viễn thông

Năm 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) thành lập. Trong một thời gian dài, "đại công ty" này "làm mưa làm gió" trên thị trường viễn thông bởi vị trí độc quyền của mình. Sau thời điểm nhiều công ty viễn thông như Viettel, Saigon postel... ra đời, thị trường viễn thông mới bắt đầu có sự cạnh tranh dù rất ít. Tuy nhiên, VNPT vẫn chiếm giữ phần lớn thị phần điện thoại cố định lẫn di động. Đặc biệt, Tổng Công ty này nắm giữ đường trục viễn thông duy nhất của đất nước.

Các doanh nghiệp (DN) viễn thông mới ra đời đã luôn kêu trời mỗi khi thương thảo với VNPT để thuê kênh (đường trục) kết nối mạng và để được phép "thông đường" với Vinaphone và MobiFone. Bởi thế, dù cạnh tranh thế nào đi nữa các công ty mới vào cuộc cũngkhông thể hạ giá cước xuống bằng hoặc thấp hơn giá thuê kênh của VNPT. Chỉ đến giữa năm 2004, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó đang là Phó Thủ tướng tuyên bố, sẽ phá thế độc quyền hệ thống đường trục viễn thông quốc gia của VNPT, các DN viễn thông non trẻ ra đời sau VNPT mới có cơ hội được cạnh tranh công bằng thực sự.

Bên cạnh sự nỗ lực của DN, cũng phải kể đến sự quyết tâm rất lớn của các cơ quan Nhà nước. Năm 2000, Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị với mục tiêu "chống độc quyền, mở cửa thị trường" ra đời. Với mục tiêu, Việt Nam phải có chất lượng và giá cước dịch vụ tương đương hoặc thấp hơn các nước trong khu vực. Chỉ thị này được coi là dấu mốc đánh giá sự chuyển mình mạng mẽ của ngành viễn thông Việt Nam.

Việc mở cửa thị trường viễn thông cho nhiều DN khác như Viettel, EVN Telecom, FPT Telecom… cung cấp dịch vụ bên cạnh VNPT đã khiến thị trường viễn thông Việt Nam liên tục tăng trưởng bùng nổ trong hơn 10 năm qua. Giá cước hạ, chất lượng mạng tốt, thái độ phục vụ ngày càng được nâng cao… đó là những thực tế hiển nhiên mà ai cũng phải công nhận.

Nhìn vào điều hành xăng dầu hiện nay

Từ bài học mở cửa thị trường viễn thông, nhìn về điều hành xăng dầu hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực sự vừa lòng người dùng, chúng ta cần xây dựng một thị trường cạnh tranh đúng nghĩa. Chống độc quyền, mở cửa thị trường là mục tiêu cần tiến đến trong thời gian sớm nhất.

Hiện, Việt Nam có 11 DN đầu mối kinh doanh xăng dầu nhưng thị trường xăng dầu vẫn chưa phải là thị trường cạnh tranh bởi tất cả các DN này đều của Nhà nước, vẫn là thị trường độc quyền Nhà nước."Đã gọi là tự do hóa cạnh tranh thì phải cho DN tư nhân tham gia vào. Và tạo điều kiện cho họ"- T.S Nguyễn Minh Phong- Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế, xã hội Hà Nội đánh giá.

Tuy nhiên, theo Nghị định 55/2007/NĐ- CP, DN muốn tham gia phải có Cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác trọng tải tối thiểu 7.000 tấn; có kho chứa dung tích tối thiểu 15.000m3... Với những điều kiện này, sẽ có rất ít DN tư nhân đủ điều kiện để được cấp phép.

Cũng theo TS Nguyễn Minh Phong, việc đưa ra các các điều kiện buộc DN tư nhân muốn tham gia kinh doanh xăng dầu phải có từ A-Z như vậy là không hợp lý. Ví dụ, như quy định DN phải có kho chứa, là không cần vì đã có những đơn vị chuyên kinh doanh kho chứa nên không nhất thiết đơn vị kinh doanh xăng dầu phải có kho chứa. Trong kinh tế thị trường, có thể phân công nhau chuyên môn hóa. Người chuyên nhập, người chuyên lưu trữ, người lại chuyên vận chuyển lưu thông"- ông Phong nhận định.

Theo thông lệ quốc tế, để phá thế độc quyền, các DN mới phải được ưu ái, còn DN độc quyền phải bị Nhà nước khống chế (về chính sách, về giá...). Còn ở ta, nhìn vào thực tế điều hành xăng dầu hiện nay, có thể thấy, các DN muốn bước chân vào thị trường xăng dầu, phải tự đơn thương độc mã chiến đấu. "Mở cửa thị trường mà đưa ra những điều kiện như vậy thì khác nào bảo DN tư nhân đừng tham gia"- một chuyên gia kinh tế nói

Theo Nha Trang
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG