Bàn tròn: Đổi mới quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Bàn tròn: Đổi mới quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tại Hội nghị Cổ phần hóa DNNN năm 2005, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định vai trò quan trọng của Tổng Cty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu về vốn Nhà nước tại các DNNN

Ý kiến của các nhà  hoạch định chính sách, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã cổ phần hóa... dưới đây sẽ nói rõ thêm mục tiêu, mô hình hoạt động của Tổng Cty này.

Bàn tròn: Đổi mới quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ảnh 1

Bà Lê Thị Băng Tâm - Thứ tưởng Bộ Tài chính:

Cần một tổ chức mang tính chuyên nghiệp.

- Đối với các Cty TNHH Nhà nước 1 thành viên, Cty Cổ phần hoặc Cty TNHH 2 thành viên trở lên được chuyển đổi từ các DNNN độc lập thuộc Bộ, ngành, địa phương.

Mục tiêu của Tổng Cty được thành lập nhằm đổi mới cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại DN; tách dần chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý DN, xóa bỏ sự can thiệp hành chính của cơ quan NN, giảm bớt gánh nặng xử lý sự vụ về DN của Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ.

- Cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại các DN giao cho TCT quản lý để giảm bớt số lượng DN mà Nhà nước không cần đầu tư vốn, nhằm tích tụ, tập trung vốn để đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng theo định hướng của Nhà nước.

- Từng bước thực hiện việc chuyển đổi cơ chế vốn trực tiếp từ NSNN cho DN như hiện nay sang hình thức đầu tư vốn vào DN thông qua TCT đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước theo nguyên tắc thị trường. Qua đó nâng cao trách nhiệm của người đầu tư vốn và người sử dụng vốn.

Sự ra đời của TCT là một công cụ góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp DNN theo định hướng và thúc đẩy thị trường vốn, TTCK phát triển.

Để khắc phục những bất cập, tồn tại trong việc quản lý vốn Nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả và bảo tồn, phát triển vốn , thực hiện những mục tiêu Nhà nước giao, chúng ta cần có một tổ chức kinh doanh vốn Nhà nước mang tính chuyên nghiệp để thực hiện thống nhất quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Ông Hoàng Nguyên Học - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính): Đảm bảo sử dụng vốn Nhà nước hiệu quả

TCT sẽ đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và nước ngoài theo nguyên tắc hiệu quả bằng các hình thức: Đầu tư trên thị trường vốn và thị trường CK; thực hiện đầu tư vốn trực tiếp vào các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần đầu tư, ngành, lĩnh vực có hiệu quả hay góp vốn liên doanh, liên kết, góp cổ phần, một một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN khác theo quy định của pháp luật.

TCT cũng có thể tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngòai nước theo quy định; cung cấp các dịch vụ tài chính; tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi sở hữu DN, bảo lãnh phát hành trái phiếu, cổ phiếu, nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn...

Đến hết năm 2005, DNNN đã được Thủ tướng chính thức phê duyệt có 3.246 DN độc lập thuộc các bộ, ngành địa phương tiếp tục được sắp xếp chuyển đổi với tổng số vốn Nhà nước hiện đang đầu tư tại các DN này là 54.000 tỷ đồng.

Dự kiến phần vốn Nhà nước tại các DNNN này sau khi chuyển đổi còn lại bình quân 45-50% thì số vốn Nhà nước chuyển giao tiếp cho TCT quản lý khoảng 25.000 - 27.000 tỷ đồng. Như vậy, phạm vi hoạt động và quy mô vốn Nhà nước giao cho TCT sẽ được bổ sung tương ứng với tiến độ sắp xếp, chuyển đổi DNNN, dự kiến vốn Nhà nước giao cho TCT đến ngày 31/12/2005 là khoảng 30.000 tỷ đồng.

Trong tương lai, TCT đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước sẽ trở thành nhà đầu tư vốn lớn nhất thực hiện chức năng của Nhà nước đầu tư vào những DN đặc biệt và những ngành, lĩnh vực quan trọng quyết định đến sự phát triểnkinh tế của đất nước, đảm bảo sử dụng vốn Nhà nước hiệu quả.

Bàn tròn: Đổi mới quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ảnh 2

Ông Phạm Viết Muôn - Phó Trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nói về Công cụ đẩy nhanh quá trình sắp xếp DNNN

Tổng số vốn Nhà nước theo sổ sách của toàn bộ các DN đã cổ phần hóa (CPH) là 17.700 tỷ đồng (bằng 8,2%) nghĩa là tình trạng vốn Nhà nước trong các DNNN cổ phần hóa còn quá nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình CPH DNNN chưa được nhiều.

Số vốn huy động ngòai xã hội mới có 53,4% vốn điều lệ (tương đương 12,411 tỷ đồng) còn rất khiêm tốn.

Tổng số vốn Nhà nước tại các DNNN 214 nghìn tỷ đồng nhưng được phân bổ không đồng đều. Vốn của các TCT Nhà nước chiếm tới 171 nghìn tỷ đồng, trong đó các TCT 91 là 147 nghìn tỷ đồng, riêng ba TCT Dầu khí, Điện lực, Bưu chính Viễn thông nắm giữ 113 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp thành viên quy mô rất lớn thuộc các TCT này hầu hết là hạch toán phụ thuộc và Nhà nước cần tiếp tục nắm giữ 100% vốn. Số còn lại là các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ và các địa phương chỉ có 40 nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước.

 Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước còn thấp và có xu hướng giảm dần, chưa tương xứng với số vốn đầu tư mà Nhà nước đã bỏ ra.

Việc quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Việc quyết định đầu tư vốn do nhiều cấp thực hiện. Công tác quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trong thời gian qua còn lỏng lẻo, do đó khi đầu tư không hiệu quả, mất vốn, mất khả năng thanh toán thì Nhà nước phải gánh chịu với hậu quả nặng nề.

... Trước thực trạng này, việc khẩn trương thành lập TCT Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là rất cần thiết để quản lý hiệu quả vốn Nhà nước. Tuy nhiên, để phát huy hết vai trò của TCT cần nhiều bước đi. Trước mắt, khi ra đời TCT vốn Nhà nước sẽ quản lý phần vốn Nhà nước tại các bộ ngành địa phương vào khoảng hơn 30 nghìn tỷ đồng. TCT sẽ quản lý vốn Nhà nước tại các Cty lớn. Đây chính là cốt lõi của vấn đề và cũng là bước quan trọng.

Bàn tròn: Đổi mới quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ảnh 3

Ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Chủ tịch UBND TPHCM:

Cần làm rõ cơ quan nào là đầu mối

Đối với cổ phần Nhà nước cần xem xét để xử lý các vấn đề tồn tại như cơ quan nào của Nhà nước có thẩm quyền quyết định bán bớt hoặc tăng vốn cổ phần Nhà nước, kể cả quyết định dùng cổ tức được chia để tái đầu tư tăng cổ phần Nhà nước, hiện vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng dẫn đến việc chậm trễ trong việc quyết định của Cty.

Vấn đề tăng vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn khi công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ nhưng cổ đông Nhà nước không muốn, nhất là trường hợp cổ phần của Nhà nước là cổ phần chi phối. Không giải quyết được vấn đề này sẽ hạn chế sự thu hút thêm vốn cho sự phát triển của Cty.

Cần xác định rõ người đại diện sở hữu cổ phần Nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần Nhà nước tại Cty cổ phần, thẩm quyền trách nhiệm của họ, đặc biệt là về trách nhiệm.

Bàn tròn: Đổi mới quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ảnh 4

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - TGĐ Cty Cổ phần cơ điện lạnh:

Không để vốn  Nhà nước bị trôi nổi.

Tính đến nay chúng ta đã có hơn 2.200 DN đã CPH với số vốn của Nhà nước còn lại cũng khá lớn nhưng chưa có một tổ chức thống nhất nào để quản lý phần vốn đó. Vốn cũ quản lý chưa được tốt trong khi chúng ta tiếp tục CPH thì tất sẽ tạo thêm khó khăn.

Bởi vậy, việc ra đời  một TCT quản lý, đầu tư vốn của Nhà nước là một yêu cầu rất bức xúc trước tình hình thực tế, vai trò của nó đối với phần vốn của Nhà nước rất quan trọng trong quá trình hậu CPH, nếu không thì phần vốn đó sẽ bị tiếp tục "trôi nổi" bồng bềnh, không có người quản lý.

Tôi thiết nghĩ Nhà nước cần sớm thành lập một TCT quản lý , đầu tư những phần vốn này của mình và TCT này chỉ nên coi mình là một cổ đông mà thôi. Vốn của Nhà nước tại các DN không phải là vốn chết, mà vốn đó luôn cần được quản lý, quan tâm để ý tới tính hiệu quả và luôn phát triển.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...