Báo Time của Mỹ: Việt Nam, điên đảo vì chứng khoán

Báo Time của Mỹ: Việt Nam, điên đảo vì chứng khoán
Sức nóng thị trường chứng khoán VN dường như lan sang cả bên kia bờ Đại Tây Dương khi tuần qua tạp chí Time của Mỹ có liền một lúc hai bài viết về sự sôi sục của thị trường cổ phiếu tại VN.
Báo Time của Mỹ: Việt Nam, điên đảo vì chứng khoán ảnh 1
Ảnh ông Trương Gia Bình được đăng trên tờ Time tuần qua với chú thích là CEO của FPT. Corp: người giàu nhất Việt Nam với tài sản xấp xỉ 200 triệu USD

Chúng tôi xin trích đăng một cái nhìn của truyền thông Mỹ về sự bùng phát của thị trường chứng khoán tại Việt Nam thời gian gần đây.

Tối thứ sáu, bên trong một quán cà phê Internet nằm sâu trong con hẻm ở Hà Nội ầm ĩ bởi tiếng trò chơi điện tử, các chiến binh đang tiêu diệt Rồng.

Nhưng Trung, một kĩ sư 26 tuổi đến đây chỉ để “tiêu diệt” một thứ khác. Vào “room” các cuộc mua bán chứng khoán anh cùng với khoảng 1000 người Việt Nam khác với các biệt danh như “warrenbuffet74" hay "wallstreethanoi" đang tìm kiếm các cuộc mua bán đáng chú ý nhất trong ngày.

”Tôi đang bán 13.000 cổ phiếu của Cavico E”, một dòng tin xuất hiện trên màn hình, “giá khoảng 31.000 một cổ phiếu. Liên hệ Mạnh”. Một dòng tin tiếp theo: “Ôi tiếc thế, mình vừa mới mua cổ phiếu cùng loại với giá 32.000 đồng. Giá mà mình biết trước”.

Trung (yêu cầu giấu tên đầy đủ) cười mỉm và lắc đầu: “Có thể có một người sử dụng hai biệt danh rồi tự nâng, và hạ giá”, anh giải thích. Đó là một dạng thủ thuật mà Trung biết thừa.

Trung nói bản thân anh đã từng sử dụng thủ thuật đó. Với mỗi ngày làm việc như vậy trung bình mỗi tháng Trung kiếm được khoảng 300 USD, nhưng kể từ khi Trung thế chấp căn nhà của bố mẹ hồi năm ngoái để đổ thêm tiền đầu tư thì Trung đã kiếm được khoảng 20.000 USD tiền lợi nhuận do việc buôn bán cổ phiếu trên mạng. “Nếu anh thông minh, anh có thể tăng số tiền hiện có của anh lên gấp năm lần trong vòng vài tháng”, Trung nói.

Những điều ngạc nhiên trên về Trung không phải là những phán đoán về lợi nhuận của anh – mà là về việc mọi người đang cảm thấy choáng váng về cách mà người Việt Nam đầu tư trong những ngày vừa qua. Nhưng Trung đang kiếm tiền từ đâu, trong khi thị trường chứng khoáng non trẻ của Việt Nam mới ra đời tại hai trung tâm là TP.HCM và Hà Nội?

Trung thường buôn bán trên một thị trường chưa được thừa nhận bao gồm các website và các phòng chát trên Internet với sự tham gia thường xuyên của hàng ngàn các nhà đầu tư trao đổi các cổ phiếu chưa được niêm yết của các công ty Việt Nam vừa được cổ phần hóa từng phần.

Những người tham gia gọi đây là thị trường OTC (viết tắt của tiếng Anh có nghĩa là được bán theo đơn). Một dạng tham khảo được trao đổi rất rộng rãi nhằm cung cấp một diễn đàn để buôn bán các cổ phiếu, cổ phần.

Nhưng không giống thị trường OTC ở một nơi nào khác, ở thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà môi giới chứng khoán chưa được cấp phép, gần như là không có sự giám sát hay điều chỉnh. Và các cuộc mua bán thường lên đến đỉnh điểm với sự thanh toán bằng tiền mặt để mua các tờ chứng nhận cổ phiếu tại các quán trà.

Nó như một dạng chợ eBay vô hình dành cho những kẻ đầu cơ, một thị trường vô danh không chính thức tự phát từ những khát khao dồn nén của người Việt đang kiếm chác trong một nền kinh tế quốc gia đang bùng nổ.

“Nó như một dạng khám phá miền Tây hoang dã” một thời ở Mỹ, nhà phân tích tài chính hàng đầu của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội Noritaka Akamatsu nhận xét.

Không ai biết cái thị trường ảo lớn đến cỡ nào. Ông Nguyễn Duy Hưng - Tổng giám đốc của Công ty Chứng khoán Sài Gòn, một trong những công ty môi giới chứng khoán lớn nhất nước ước tính có khoảng 500.000 ngàn người Việt đang tham gia (gấp năm lần con số tham gia trên hai thị trường chính thức của TP.HCM và Hà Nội) được hỗ trợ bởi hơn một chục website cá nhân và các diễn đàn trên mạng với các tên như Mua bán trên đường (Streets trading) và sàn OTC.com.

Sàn OTC.com ra đời tháng 7.2006 tại Hà Nội hiện có khoảng 18.000 người đăng kí sử dụng và đang có thêm 300 người mỗi ngày. Hoàng Minh Sơn, một đồng sáng lập của trang này cho biết: “Trước khi webiste ra đời, mọi người phải đến sàn giao dịch chính thức. Nay thì mọi người nhận thấy quy trình của chúng tôi thật đơn giản và tiện lợi".

Một vài năm trước đây những webiste như sanOTC.com không thể tồn tại vì không có cổ phiếu, cổ phần để bán. Đa phần các công ty Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước. Nhưng giờ đây khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, khoảng 3600 doanh nghiệp nhà nước đã phải cổ phần hóa từng phần bằng việc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài và cho công nhân, giám đốc. Những người này lại tiếp tục bán phần của mình thông qua Internet hoặc nhượng cho gia đình bạn bè và người quen.

Khi các cuộc buôn bán diễn ra dù là trên mạng hay tại các quán trà, những người mua sẽ nắm quyền sở hữu các cổ phần cổ phiếu. Người mua hay người bán thường sẽ đến trụ sở chính của công ty để đăng kí chuyển đổi sở hữu.

Trong một vài trường hợp, nếu không có đăng kí, người bán chỉ việc trao cho người mua một giấy chứng nhận sở hữu. Trong khi điều đó không có gì phạm luật thì việc mua bán vẫn mang tính rủi ro. Không chỉ vì tính tiềm tàng của việc lừa gạt hay trộm cắp. Gần đây các công ty niêm yết không có nghĩa vụ thông tin về tài chính vì vậy các nhà đầu tư tìm mọi cách để phán đoán tình trạng của công ty xem khoản đầu tư có đúng đắn hay không.

Mặc dầu một số website thường nắm bắt sát được giá các cổ phần ưa chuộng, nhưng các số liệu thị trường đáng tin cậy không hề tồn tại. Điều đó có nghĩa là gần như không thể xác định được đâu là giá cả thực. Những kẻ tay mơ mới bước vào nghề thường được thông tin thông qua tin đồn, tán gẫu và những hy vọng mơ hồ rằng giá cái nào tăng thì sẽ tiếp tục tăng.

“Về cơ bản cách mà các cổ phiếu đang được lùng mua là vì thông tin ông chú, cô, cậu, vợ tôi đang làm việc tại công ty này và nói rằng nó đáng giá để mua”, Mike Temple giám đốc một công ty buôn bán chứng khoán mang tên Dragon Capital có trụ sở tại TP.HCM nhận xét.

Bất chấp những mối hiểm nguy đó, thị trường này vẫn dường như đang phát triển mạnh mẽ. Được tiếp thêm lạc quan bởi sự tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước, sự lạc quan về việc gia nhập WTO mới đây của Việt Nam và sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán được thừa nhận.  

Năm ngoái chỉ số VN Index, chỉ số thể hiện giá cả của tất cả các công ty đang buôn bán tại Việt Nam được công khai đã tăng 144% và mới chỉ đầu năm nay đã tăng thêm 44%. Nhưng thị trường chính thống thì lại nhỏ bé và thiếu tiền mặt.

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM hiện có 109 công ty niêm yết, tăng 30 công ty từ đầu năm 2006, và đã không đủ cổ phiếu để đáp ứng cho sự điên loạn đang gia tăng trên thị trường cổ phiếu.

Chị Nguyễn Vinh, một kế toán 36 tuổi nói rằng chị không có khả năng để mua cổ phiếu của các công ty niêm yết khiến chị phải chuyển sang thị trường ảo. Chị gái của Vinh nói rằng đã gặp một người bạn ở một tiệc nói rằng sẵn sàng bán một số cổ phiếu của PTSC - một công ty chưa lên sàn chuyên cung cấp các thiết bị và dịch vụ trong ngành dầu khí.

Theo lời giới thiệu, Vinh đã mua 1000 cổ phiếu giá khoảng 7.600 USD. Ba tuần sau chị bán khoảng 30% cổ phiếu cho một người đọc quảng cáo của chị trên trang sanOTC.com. Bây giờ Vinh tiếp tục tìm mua một số cổ phiếu mới. “Có thể là hiện tượng bong bóng, nhưng tôi không sợ”, Vinh nói.

Có thể Vinh không sợ, nhưng chính phủ thì bắt đầu lo lắng. Chính phủ Việt Nam vừa mới thông qua một đạo luật về chứng khoán nhằm cải thiện sự minh bạch và kìm chế các thị trường đang đi quá giới hạn. Trong số các biện pháp đó có một luật yêu cầu tất cả các công ty chưa niêm yết có cổ phiếu để bán phải đưa ra đấu giá. Công bố các bản báo cáo tài chính hàng năm cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và phải đăng kí chuyển nhượng chứng khoán.

Kỹ sư Trung (được nhắc để ở trên) nói: “Không có luật ở OTC. Vì thế anh có thể kiếm một khoản lời khổng lồ, đó là lý do tại sao chúng tôi phải nắm bắt lợi thế vào lúc này".

Sự điên loạn của đám đông vì thế dường như vẫn tiếp diễn và gia tăng.

Theo Xuân Danh
Thanh Niên

MỚI - NÓNG