Bấp bênh hạt điều

Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Phước
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Phước
TP - Mặc dù là nước sản xuất, xuất khẩu nhân hạt điều lớn nhất thế giới với kim ngạch 670 triệu USD vào năm 2010, song ngành này của Việt Nam được nhìn nhận đang bấp bênh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

> Không nên bán tháo hạt điều

Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Phước
Chế biến hạt điều xuất khẩu tại Bình Phước.

Theo ông Nguyễn Thái Học-Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), sau gần 4 năm thực hiện quy hoạch phát triển ngành điều của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích, sản lượng và năng suất điều đều không đạt được như mong muốn.

Cụ thể, tính đến năm 2010, diện tích điều đạt trên 393 nghìn hécta, chỉ đạt 87,4% kế hoạch. Trong khi năng suất bình quân đề ra là 1,4 tấn/ha, thực hiện chỉ đạt 0,86 tấn/ha.

Trong khi diện tích, sản lượng và năng suất thấp, nhu cầu điều nguyên liệu tăng cao đã khiến hoạt động chế biến, xuất khẩu điều bấp bênh vì thiếu hụt nguyên liệu. Ông Học cho rằng, đó cũng là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu điều hiện nay.

Do sản phẩm chưa đa dạng, thị trường trong nước yếu, phí đầu vào ngày càng tăng cao, đầu mối thu mua, chế biến, xuất khẩu quy mô nhỏ và lạc hậu... nên hiệu quả không cao, lợi nhuận thấp, và đây cũng là một khó khăn lớn. “Lợi nhuận không cao nhưng rủi ro của DN chế biến, xuất khẩu điều rất lớn”- ông Phạm Văn Công - Phó Chủ tịch Vinacas nói.

Theo ông Công, mức lợi nhuận đạt được 2% đã là quá thành công đối với DN ngành điều. Để có đủ nguyên liệu chế biến quanh năm, hiện mỗi DN phải dự trữ một lượng nguyên liệu trị giá 20-25 triệu USD. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng, việc tiếp cận vốn khó khăn nên các DN gặp không ít trở ngại.

Cũng do lợi nhuận thấp nên thu nhập của người lao động trong các DN ngành điều đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

Được nhìn nhận là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, song lượng hạt điều tiêu thụ trong nước còn khiêm tốn. Bà Đinh Thị Mỹ Loan-Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam- cho biết: Mức tiêu thụ hạt điều nhân trong nước rất khiêm tốn, chỉ 1,8% – 2,2% so với sản lượng nhân hạt điều đã qua chế biến, mặc dù 10 năm qua lượng nhân hạt điều ăn liền tiêu thụ ở thị trường trong nước đã tăng gấp hơn 4,1 lần.

Theo bà Loan, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các DN quá dựa vào xuất khẩu và bỏ rơi thị trường trong nước. Sản phẩm hàng hóa đơn điệu, quanh đi quẩn lại cũng chỉ mấy loại: Điều rang muối, chao dầu, kẹo hoặc bánh có nhân điều... và DN cũng chỉ bán rộng rãi vào dịp Tết Nguyên đán. Chất lượng, nhãn mác, bao bì ít hấp dẫn người tiêu dùng, trong khi việc tiếp thị quảng bá sản phẩm hạn chế.

Ông Nguyễn Phi Long- Giám đốc Cty TNHH Nam Long cho rằng, một trong những lý do khiến người tiêu dùng trong nước không mặn mà, thậm chí dị ứng với hạt điều là các DN thường đưa những sản phẩm chất lượng kém ra thị trường, trong khi giá không rẻ.

“97% sản phẩm tốt dành xuất khẩu. Không chỉ với điều, đó còn là tình hình chung của ngành chế biến xuất khẩu nông sản Việt Nam”- ông Phi Long nói. Cũng ông Phi Long cho rằng, nâng tỷ lệ tiêu thụ nhân hạt điều trong nước lên 10-20% chỉ là giấc mơ xa.

Đến năm 2015: Cả nước chế biến được 190.000 tấn nhân điều thô, trong đó có 40.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 150.000 tấn nhân thô và 30.000 tấn chế biến sâu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.