Bắt ngành thép tự lo nguồn điện là vô lý

Sản xuất thép trong khu công nghiệp Hòa Phát, Hưng Yên
Sản xuất thép trong khu công nghiệp Hòa Phát, Hưng Yên
TP - Trao đổi xung quanh việc EVN đề xuất các dự án thép mới có công suất tiêu thụ điện trên 100 MW phải tự xây dựng nguồn điện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Tiến Nghi cho rằng trên thế giới không có nước nào ứng xử với ngành thép như vậy.
Sản xuất thép trong khu công nghiệp Hòa Phát, Hưng Yên
Sản xuất thép trong khu công nghiệp Hòa Phát, Hưng Yên . Ảnh: Hồng Vĩnh

Trong kiến nghị gửi Thủ tướng mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn tranh thủ giá điện rẻ của Việt Nam nên ồ ạt xin đầu tư để xuất khẩu sang nước khác?

Đúng là giá điện của Việt Nam rẻ hơn nhưng phải tính đến mức thu nhập của Việt Nam so với các nước khác. Các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy ngành thép của Việt Nam còn nhiều tiềm năng nên họ mới đầu tư vào chứ chưa hẳn là do điện của Việt Nam rẻ.

Điển hình như dự án thép Formosa ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) cũng mới được giao đất xong. Dự án thép liên doanh của Tata (Ấn Độ) với Vnsteel đến nay vẫn chưa được cấp phép. Dự án thép của tập đoàn Quang Liên đã động thổ và thay đến 4 chủ nhưng chưa thể khởi động.

Ông Nguyễn Tiến Nghi
Ông Nguyễn Tiến Nghi.

Đến nay duy nhất một dự án cán nguội ở Bà Rịa – Vũng Tàu với công suất 1 triệu tấn đã đi vào sản xuất là sử dụng điện của EVN. Còn lại các dự án khác chưa hề dùng đến điện. Như vậy không thể nói nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chính sách giá điện rẻ của Việt Nam để ồ ạt vào đầu tư. Trên thế giới không nước nào bắt doanh nghiệp ngành thép phải tự lo nguồn điện như ở Việt Nam cả.

Cũng có ý kiến ngành điện phải đầu tư tới gần 2.000 USD mới làm ra một kWh. Xây được một nhà máy mất từ 4 – 6 năm trong khi các nhà máy thép được hưởng giá điện thấp và sử dụng lượng điện rất lớn nên ngành thép phải tự lo nguồn điện là hợp lý?

Đề xuất của EVN về việc các nhà máy thép công suất tiêu thụ điện 100 MW trở lên phải tự lo nguồn điện là không phù hợp. Phải xác định cung cấp điện là trách nhiệm của anh. Cũng như ngành thép, thiếu thép trên thị trường là trách nhiệm của ngành thép chứ không thể đổ cho các ngành khác. Còn làm thế nào để có nguồn lại là việc khác.

Cái đáng nói là các dự án thép cấp phép ở Việt Nam trong thời gian qua đều có thỏa thuận với ngành điện. Nếu anh cảm thấy không có đủ điện để cấp tại sao lại thỏa thuận với người ta như thế.

Bắt doanh nghiệp thép phải làm nhà máy điện riêng cho mình thì không thể hiệu quả, và như vậy tôi cũng chả cần ngành điện.

Thiệt hại cho ngành thép do tình hình thiếu điện vừa qua thế nào, thưa ông?

Hiện Hiệp hội chưa thống kê cụ thể thiệt hại của các doanh nghiệp ngành thép. Nhưng theo tính toán của chúng tôi, để sản xuất một tấn phôi từ thép phế phải tốn khoảng 2 triệu đồng.

Do ảnh hưởng của mất điện nên giá thành sản xuất của một tấn thép tăng lên thành khoảng 2,5 triệu đồng/tấn. Chi phí tăng thêm này do phải mất rất nhiều điện để nung nóng lò lại sau khi mất điện.

Đó là chưa tính tới các lò cao là tuyệt đối không được mất điện. Chỉ cần một lần mất điện ở lò cao, doanh nghiệp mất hơn 10 tỷ đồng để sửa chữa. Năm vừa rồi không có doanh nghiệp lò cao nào bị mất điện cả.

Cảm ơn ông.

Tổng sản lượng điện sử dụng cho sản xuất gang thép ở Việt Nam năm 2010 lên tới 2,69 tỷ kWh. Trong đó lượng điện cho sản xuất gang từ lò cao là 68,1 triệu kWh, cho sản xuất phôi thép là 1,81 tỷ kWh. Lượng điện cần cho sản xuất thép cán xây dựng là 583 triệu kWh và cho thép cán nguội lên tới 225 triệu kWh. 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.