BHXH Việt Nam: Đẩy mạnh cải cách hành chính vì quyền lợi của người dân

Bà Trương Thị Mai (đi bộ giữa), Trưởng Ban Dân vận Trung ương thăm Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến của BHXH Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai (đi bộ giữa), Trưởng Ban Dân vận Trung ương thăm Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến của BHXH Việt Nam.
TP - Với mục tiêu phục vụ, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp,những năm qua Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã cải cách nhiều thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin đạt nhiều kết quả lớn. Để hiểu rõ hơn về những kết quả BHXH Việt Nam đã đạt được và định hướng thời gian tới, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (BHXH Việt Nam).

Cắt giảm 87 thủ tục, tiết kiệm 284 giờ/năm
Ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, với quan điểm khách hàng là trung tâm,thời gian quan BHXH Việt Nam đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.Qua rà soát đã đơn giản các thủ tục, hồ sơ vừa đảm bảo yêu cầu quản lý, vừa giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân khi tham gia các giao dịch về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
- Ông có thể nói rõ hơn một số kết quả cụ thể cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của BHXH Việt Nam?
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, BHXH Việt Nam đã rà soát giảm từ 115 thủ tục năm 2014 còn 28 thủ tục vào cuối năm 2017 (giảm trên 70%); rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục về BHXH, BHYT của các doanh nghiệp từ 335 giờ/năm xuống còn 51 giờ/năm. Nhiều thủ tục giảm là kết quả của đối thoại chính sách và bất hợp lý khi triển khai thực tế.
Cùng đó, BHXH Việt Nam tích cực đổi mới phương thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trước đây, khách hàng phải trực tiếp đến cơ quan BHXH xếp hàng nộp và nhận kết quả, tốn thời gian, chi phí, hiện tại việc giao dịch đã thực hiện trực tiếp, hoặc qua mạng, hoặc qua bưu điện.
Hiện ứng dụng công nghệ thông tin của BHXH đã bao phủ hầu hết các nghiệp vụ chủ yếu của ngành, như: Giao dịch điện tử trên tất cả lĩnh vực thu,cấp sổ thẻ, giải quyết và chi trả chế độ. BHXH Việt Nam thực hiện theo dõi,giám sát BHXH tỉnh thành trong giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời xửlý tình trạng giải quyết chậm, muộn hoặc để tồn đọng hồ sơ BHXH củakhách hàng. Thiết lập Hệ thống tư vấn, giải đáp, chăm sóc khách. Rà soát,cấp mã số BHXH đồng bộ giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu, sổ - thẻ với cơ sởdữ liệu hộ gia đình, tạo tiền đề xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH(dự kiến 2020).
Với BHYT, BHXH Việt Nam đã đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT. Hệ thống đã kết nối liên thông với 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT toàn quốc. Đây là công cụ hữu hiệu giám sát, cảnh báo, kịp thờiphát hiện những hành vi trục lợi, lạm dụng quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi người bệnh.
Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
- Người dân, doanh nghiệp được lợi gì từ hoạt động cải cách thủ tụ chành chính của BHXH thưa ông?
Qua cải cách thủ tục hành chính, người dân, doanh nghiệp thuận lợi khi giao dịch, nhờ thủ tục đơn giản, công khai. Đặc biệt, tổ chức, cá nhân không cần trực tiếp tới cơ quan BHXH để thực hiện giao dịch, có thể thông qua mạng, bưu điện. Nhờ giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, BHXH góp phần đáng kể vào cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
Khách hàng của BHXH Việt Nam được hỗ trợ thông tin, giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT, BHTN thông qua Hệ thống chăm sóc khách hàng. Tình trạng chậm, tồn đọng hồ sơ được tối giản khi triển khai Hệ thống theo dõi trực tuyến công tác giải quyết thủ tục hành chính của BHXH địa phương.
- Chính phủ đang khuyến khích phát triển Chính phủ điện tử để áp dụng phương pháp quản lý BHXH hiện đại, tới nay việc triển khai ra sao và những công việc thời gian tới thế nào, thưa ông?
Trong những năm qua, công tác ứng dụng công nghệ thông tin luôn được BHXH Việt Nam coi trọng, ưu tiên đầu tư phát triển nhằm mục đích hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan BHXH.
Chúng tôi đã và đang tập trung đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin theo hướng tích hợp từ trung ương tới địa phương. Đẩy mạnh xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, như: Tích hợp và trích xuất từ kho dữ liệu tập trung của ngành; chuyển đổi dữ liệu, kiểm tra xác minh dữ liệu và liên thông chia sẻ dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu quốc gia khác nhằm tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Cùng đó, thực hiện giao dịch điện tử,dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT,BHTN… Nhờ những nỗ lực đó, BHXH Việt Nam là đơn vị dẫn đầu khối các cơ quan thuộc Chính phủ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển Chính phủ điện tử. Quan trọng hơn, những nỗ lực của BHXH Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình và đánh giá cao của người dân và doanh nghiệp.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2018 của Ngân hàng  Thế giới (WB) công bố, mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp thứ 68/190 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14 bậc so với năm 2017). Trong đó, chỉ số nộp thuế, BHXH xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với năm 2017), điều này có được chủ yếu từ phần cải cách BHXH.

MỚI - NÓNG