BHXH Việt Nam nỗ lực đồng hành cùng cả nước chống dịch COVID-19

BHXH tỉnh Quảng Nam thực hiện các biện pháp y tế, sàng lọc sức khoẻ với tất cả người tới trụ sở cơ quan giải quyết công việc nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn lây lan dịch COVID-19.
BHXH tỉnh Quảng Nam thực hiện các biện pháp y tế, sàng lọc sức khoẻ với tất cả người tới trụ sở cơ quan giải quyết công việc nhằm phát hiện sớm, ngăn chặn lây lan dịch COVID-19.
Khị dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến hoạt động xã hội và nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp bách được Chính phủ đặt ra đi liền với phòng chống dịch bệnh là cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Trên tinh thần đó, BHXH Việt Nam đã sớm triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ công tác phòng chống dịch, chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp (DN), người lao động (LĐ), đảm bảo công tác an sinh xã hội.

Hỗ trợ ổn định đời sống LĐ mất việc

Dịch COVID-19 “quét” qua đã làm tăng tỷ lệ LĐ thất nghiệp, mất việc làm. Trong 2 tháng đầu năm, số LĐ nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng tới 70% so với cùng kỳ năm trước (theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH).

Theo BHXH Việt Nam, trong quý I/2020, đã chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp cho hơn 378.100 người (tăng 9,11% so với cùng kỳ năm trước), với số tiền trợ cấp đã chi hơn 2.119 tỷ đồng. Cùng đó, có hơn 8.100 người được Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ học nghề (tăng 10,1%), với số tiền hỗ trợ 18 tỷ đồng.

Theo BHXH Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều DN phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm LĐ, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải, du lịch, bán lẻ… Trong bối cảnh đó, BH thất nghiệp đã góp phần đảm bảo đời sống của bản thân một bộ phận người LĐ mất việc làm và gia đình họ; góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước, đóng vai trò tích cực trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Ngoài ra, có một số người LĐ mất việc làm, chờ nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng phải đi cách ly y tế để theo dõi sức khoẻ, nên không thể tới nhận tiền trợ cấp theo hạn định. Để hỗ trợ, BHXH Việt Nam đã kiến nghị cơ quan chức năng cho phép người LĐ được lùi thời điểm nhận trợ cấp với người phải đi cách ly. Qua đó vẫn đảm bảo quyền lợi người LĐ, vừa để người LĐ yên tập thực hiện cách ly theo dõi y tế.

Theo Luật Việc làm, trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, NLĐ thất nghiệp trước đó đã tham gia BH Thất nghiệp sẽ được hưởng các chế độ gồm: Trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, thời gian hỗ trợ tuỳ thuộc vào thời gian đóng BH thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng; hỗ trợ tìm việc làm miễn phí; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ DN đào tạo lại LĐ khi thay đổi công nghệ, cơ cấu sản xuất và kinh doanh.

Cùng với đó, BHXH Việt Nam cũng linh động thực hiện các giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho người dân khi tham gia cũng như thụ hưởng các chính sách an sinh khác, góp phần phóng chống dịch COVID-19. Điển hình như: hỗ trợ người dân, người LĐ, DN đóng nộp BHXH, BHYT; hỗ trợ chủ sử dụng LĐ gặp khó khăn được tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất; phối hợp thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, chế độ ốm đau với người nhiễm COVID-19 và phải cách ly để theo dõi y tế; giải quyết chế độ trợ cấp nghỉ việc do ốm đau với người phải cách ly y tế; tạm ứng kịp thời kinh phí BHYT cho các cơ sở y tế…

Chung sức phòng, chống dịch bệnh

Không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với DN, người LĐ, chung sức cùng Chính phủ phòng chống lây lan dịch COVID-19, toàn ngành BHXH cũng chung sức đóng góp tài chính ủng hộ phòng chống dịch bệnh.

Cụ thể, cuối tháng 3 vừa qua, BHXH Việt Nam đã trao 2 tỷ đồng ủng hộ “Quỹ phòng chống dịch COVID-19” thông qua Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đây là số tiền đóng góp từ ngày lương của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người LĐ toàn ngành BHXH. Qua đó, thể hiện trách nhiệm, mong muốn được đóng góp một phần công sức cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đồng tâm, đồng sức tham gia chiến dịch phòng, chống dịch COVID-19. 

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã bày tỏ sự trân trọng, cảm ơn nghĩa cử cao đẹp, sự sẻ chia kịp thời của cán bộ, công chức, viên chức, người LĐ ngành BHXH chung tay góp phần đẩy lùi dịch COVID-19. Đồng thời, ông Mẫn đánh giá cao những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả của ngành BHXH thời gian qua trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trong hoạt động thường xuyên, BHXH Việt Nam cũng quán triệt cán bộ, công chức, viên chức và người LĐ thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, như: phun thuốc khử trùng, tổng vệ sinh toàn cơ quan; sử dụng nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang trong quá trình làm việc, giải quyết chính sách với người dân; tăng cường giao dịch điện tử để hạn chế tiếp xúc…

Lãnh đạo BHXH Việt Nam cho hay, thời gian tới, sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chỉ đạo của Chính phủ về chống dịch, đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Trong đó, sẽ đặc biệt quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cũng như thụ hưởng chính sách.

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, trong quý I/2020, cơ quan này đã giải quyết cho hơn 1,7 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau (tăng 186.088 lượt người, tức tăng 12% so với cùng kỳ năm 2019). Tổng số tiền chi trả từ quỹ ốm đau, thai sản hơn 768 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.