Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ

Qua 20 công đoạn xử lý của người thợ làng Kiêu Kỵ (Hà Nội), các pho tượng, hoành phi, câu đối… lấp lánh ánh vàng, ánh bạc. Đôi bàn tay khéo léo của những người thợ làng Kiêu Kỵ đã làm nên những sản phẩm được dát vàng, dát bạc rất phong phú và đa dạng.
Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 1

Theo lối xưa, để dát được một lá vàng mỏng thếp lên các bức tượng, hoành phi, câu đối phải trải qua 40 công đoạn. Hiện nay, một số khâu được tối giản, nên chỉ còn 20 công đoạn. Theo các cụ cao niên ở làng Kiêu Kỵ, khâu làm giấy quỳ giống mang tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm. Xưa có lúc các thợ làng suýt bỏ nghề vì không tìm ra loại giấy thay thế. Ở làng vẫn truyền miệng nhau câu: "Giấy giống là sự sống". Nhờ được thếp vàng nên những pho tượng ở chùa Tây Phương có vẻ đẹp lâu đời, càng qua thời gian càng đẹp.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 2

Để chế biến mực, đầu tiên, người thợ đem nhựa thông nhào với mùn cưa, rồi viên to bằng ngón chân cái. Nếu mùn cưa gỗ nhãn là tốt nhất.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 3

Các viên nhựa thông trộn mùn cưa đem đi đốt cho khói đen bốc lên bám vào đáy chảo. Đốt hết 10 kg nhựa thông mới được 100 g bồ hóng loại một đọng ở vùng giữa đáy chảo.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 4

Bồ hóng nhào với keo da trâu cho thật nhuyễn, lọc kỹ, loại bỏ cặn và phần vón cục. Đem hỗn hợp này cho vào nồi đun sôi lăn tăn, cô đặc lại. Giã hoặc xay keo mực thật kỹ thành keo đen đặc quánh. Nhào thứ bột đen mịn này với keo da trâu theo tỷ lệ nhất định thành mực đen sẫm, đặc sánh. Sử dụng mực này để lướt (phết) giấy dó làm thành giấy quỳ.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 5

Xếp các tờ giấy quỳ thành từng xếp rồi đập một hồi lâu. Sau đó, dỡ ra từng lá và phết mực, phơi cho khô. Lặp lại công đoạn trên thêm một lần nữa là xong công đoạn chuẩn bị giấy quỳ.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 6

Người ta đem chỉ vàng/bạc để lên đe, lấy búa đập cán dài ra, càng dài càng tốt, 1 chỉ cán dài được 2 m là vừa đẹp, sau đó cắt sợi vàng/bạc này ra thành từng đoạn nhỏ bằng móng tay (mảnh diệp).

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 7

Diệp được xếp vào các lá quỳ rồi buộc thành từng xếp, cho vào lồng sấy trên bếp lò một đêm. Sau đó, người thợ bít đai xếp diệp - quỳ chặt lại, dùng búa đập đều tay. Đến khi miếng diệp vàng mỏng dàn kín 4 chiều miếng quỳ, cắt tiếp diệp thành 16 miếng nhỏ rồi lại tiếp tục bít đai đập tiếp từng miếng nhỏ này một lần nữa.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 8

Trung bình mỗi quỳ vàng (bạc) phải đánh liên tục trong khoảng một tiếng đồng hồ. Theo cách gọi của người trong nghề là quỳ dừ, tức là lá quỳ mỏng dính, dàn đều ra bốn phía không bị rách nát.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 9

Đánh quỳ xong, những người thợ tinh mắt khéo tay dùng chiếc bay nhỏ nhẹ nhàng gỡ các lá quỳ ra, nong vào giữa các miếng giấy bản nhỏ 5 cm2, cho đến khi nào hết một xếp thì niêm phong thành từng gói.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 10

Mỗi quỳ vàng (bạc) có 500 lá và được bó lại thành 10 buộc hay một quỳ. Một chỉ vàng (bạc) đánh được 22 buộc tương đương 2,2 quỳ.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 11

Làng Sơn Đông (Hoài Đức, Hà Nội) là nơi tiêu thụ vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ số lượng lớn. Khâu thếp vàng bạc phải làm trong nhà và mắc màn che kín gió. Nếu có gió, các lá quỳ vàng (bạc) mỏng dính sẽ bay lung tung.

Bí mật gia truyền nghề dát vàng bạc của làng Kiêu Kỵ ảnh 12

Đôi bàn tay khéo léo của những người thợ làng Kiêu Kỵ đã làm nên những sản phẩm được dát vàng, dát bạc rất phong phú và đa dạng như hoành phi, câu đối, tượng ở đình chùa.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG