BMC, TCT, SGH liên tiếp tăng kịch trần

BMC, TCT, SGH liên tiếp tăng kịch trần
TP - Sáng qua, ba cổ phiếu BMC, TCT, SGH đều liên tục tăng kịch trần và chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ dừng. Nhiều nhà đầu tư nói đùa: “Nếu được phép tăng 100%/phiên có lẽ các cổ phiếu  trên cũng sẽ đạt mức ấy”...
BMC, TCT, SGH liên tiếp tăng kịch trần ảnh 1
Tuy chưa đạt lợi nhuận cao nhưng cổ phiếu SGH vẫn đang tăng mạnh

Sáng 8/6, BMC đã vọt lên 548.000đồng/cổ phiếu nhưng lệnh bán vẫn nhỏ giọt, hai “BMC mới” là TCT đã lên đến 369.000 đồng/cổ phiếu  và SGH là 174.000 đồng/cổ phiếu.

Nhiều nhà đầu tư lọc lõi và cả những chuyên gia cũng từng cho rằng TCT lên đến 300.000 đồng/cổ phiếu, SGH khó vượt qua 150.000 đồng/cổ phiếu và BMC sau chia tách cũng chỉ ở dưới 500.000 đồng/cổ phiếu  giờ đây đều kinh ngạc khi cả ba đã phá vỡ những dự đoán tuy đã đầy lạc quan ấy.

Những ngày đầu tháng 6 này, tại bất cứ sàn nào ở TP HCM, các nhà đầu tư cũng hỏi nhau đã ôm được lô nào của BMC,TCT và SGH không.

Mấy ngày qua, nhiều phiên tổng khối lượng giao dịch của cả 3 loại cổ phiếu trên không vượt quá 100.000 cổ phiếu, riêng BMC có ngày như 8/6 chỉ vọn vẹn 5.000 cổ phiếu giao dịch thành.

Không hề nằm trong danh sách 20 Cty có “ảnh hưởng lớn nhất” thị trường niêm yết như đánh giá của SSI nhưng BMC và TCT hiện là 2 loại cổ phiếu có giá cao nhất thị trường niêm yết (nếu tính cả sàn Hà Nội thì TCT chỉ thua BVS ).

Sau khi chia tách, BMC vẫn chưa có tin gì tốt hơn và TCT, tin đáng chú ý nhất đến thời điểm này là sẽ trả cổ tức lần hai năm 2006 là  8% bằng tiền mặt vào ngày 14/6, còn SGH thì lâu lắm rồi cổ đông chưa nhận được tin nào “vui vẻ” ngoại trừ việc quý 1/2007 khách sạn này lời gần 1 tỷ đồng.

Nếu so với 20 doanh nghiệp đang chiếm 80% vốn hoá của thị trường niêm yết thì có lẽ quả là BMC,TCT, SGH đang và sẽ là chuyện lạ nhiều tập của thị  trường  chứng  khoán (TTCK) Việt Nam.

Đánh giá về hiện tượng trên, Phó Tổng Giám đốc một  Cty chứng khoán nhận xét: “Ngoài việc BMC,TCT có mức lợi nhuận trên vốn khá tốt thì SGH chưa thấy có điểm nào thuyết phục nhà đầu tư ngoài vị trí đắc địa.

Còn xét về triển vọng, P/E, kế hoạch phát triển... thì cả 3 ít có điểm hấp dẫn. Phải chăng nhà đầu tư chỉ chăm chăm vào giá tăng kịch trần từng ngày do khan hiếm để kiếm lời”.

Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam băn khoăn: “Tôi có cảm giác rằng các nhà đầu tư cá nhân đang lao vào 3 loại cổ phiếu trên như những cơn sốt địa ốc trước đây.

 Các cổ phiếu BMC, TCT, SGH dường như đã bị đẩy lên quá giá trị thực”. Nhưng Giám đốc Cty địa ốc Hưng Long Trần Quốc Long lại cho rằng: “Với vị trí của mình, tôi cho rằng giá cổ phiếu của SGH sẽ còn lên nữa!”.

Có lẽ việc ông Chủ tịch HĐQT Lê Thành Chơn từ năm 2005 tuyên bố: “Có rất nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước muốn thâu tóm SGH” đang trở thành hiện thực.

Nếu SGH tăng giá vùn vụt chỉ vì đất có giá thì cần xem lại việc định giá khách sạn này để làm bài học khi cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước mà ngoài đất ra thì giá trị các thứ khác gần như bằng 0.

Lại tăng về mức trước khi chia tách?

Trong khi các doanh nghiệp khác tranh nhau phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thì 3 doanh nghiệp trên không vội vàng gì (BMC, TCT) hoặc rất thờ ơ (SGH).

Dù đã chia thưởng 1:2 nhưng cổ phiếu BMC vẫn như muối bỏ biển trên thị trường (ngày 20/6 cổ phiếu thưởng của BMC mới chính thức giao dịch) nhưng quan trọng hơn cả là với mức tăng vũ bão thì chẳng có mấy ai muốn bán cổ phiếu ra vì càng không bán càng tăng giá.

Chuyên gia chứng khoán Bùi Ngọc Tước nhận định: “Khi nhiều cổ phiếu blue- chips có triển vọng khá tốt như SSI, ACB, STB, ITA, VHS, VNM, GMD... lại thua xa những BMC, TCT, SGH thì cần phải xem lại cách đầu tư của nhiều nhà đầu tư”.

Còn giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài chỉ rõ: “Các nhà đầu tư nước ngoài hầu như không giao dịch BMC,TCT và SGH vì cả ba đều bị những yếu tố phi thị trường, làm giá tác động”. Tuy nhiên, thời gian qua, Citigroup Globanl Market Ltd đã “âm thầm” gom cổ phiếu của SGH và nay quỹ này đã sở hữu hơn 182.000 cổ phiếu  SGH (chiếm 10,31%).

Trong khi đó một thành viên HĐQT của SGH cũng “từ từ” nhả ra trong tháng 5/2007 bằng đúng khối lượng mà quỹ trên đã nắm giữ! Lời đồn về việc mua cổ phiếu của SGH là nhắm đến miếng đất vàng hơn là đầu tư cổ phiếu đang dần trở thành hiện thực.

Sau khi ông này bán xong hơn 182.000 cổ phiếu của SGH, giá cổ phiếu  này tiếp tục lên lại vì chưa ai muốn bán thêm với số lượng nhiều. TCT và BMC cũng trong tình trạng tương tự: Đỏ mắt tìm người bán.

Với tình hình trên thì việc BMC bằng lại mức giá trước khi chia tách, TCT chạm ngưỡng 400.000 đồng/cổ phiếu, SGH vượt qua 200.000 đồng/cổ phiếu gần như chỉ còn là thời gian dù chẳng cần chia, thưởng gì thêm trong thời gian tới. Chỉ khi nào các nhà đầu tư không còn tranh mua bằng mọi giá chỉ để bán lại kiếm lời thì khi đó mới chấm dứt “câu chuyện lạ này”.

Sau hiện tượng BMC rồi đến TCT, SGH, giới đầu tư đã nhận ra “công nghệ làm giá” và một vài cổ phiếu đang được thổi lên theo cách nào. Làm cách nào ngăn chặn? Ngoài việc các nhà đầu tư đừng tự “bẫy” nhau thì hầu như vô phương!

Nhắn tin để biết thị trường chứng khoán

Công ty Cổ phần phát triển Công nghệ Hà Thành và báo Tiền phong phối hợp thực hiện dịch vụ nhắn tin qua đầu số 8209 để biết 9 thông tin cơ bản trên thị trường chứng khoán.

9 thông tin đó gồm: 1. Kết quả giao dịch; 2. Chỉ số thị trường TP HCM; 3. Chỉ số thị trường Hà Nội; 4. 5 chứng khoán tăng giá mạnh nhất;5.  5 chứng khoán giảm giá mạnh nhất; 6. 5 chứng khoán giao dịch nhiều nhất; 7. Thống kê giao dịch theo tuần; 8. Thống kê giao dịch theo tháng; 9. Thống kê giao dịch theo năm.

Bạn đọc soạn tin theo cú pháp như hướng dẫn của bảng dưới đây rồi gửi đến số 8209. Mức cước phải trả là 2.000 đồng/bản tin.

BMC, TCT, SGH liên tiếp tăng kịch trần ảnh 2
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.