Doanh nghiệp lợi tiền tỷ do chênh lệch thuế xăng dầu

Bộ Công Thương nói trách nhiệm là Bộ Tài chính

Người dân đổ xăng tại một cửa hàng bán xăng dầu Petrolimex ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ.
Người dân đổ xăng tại một cửa hàng bán xăng dầu Petrolimex ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 14/3 xung quanh việc các doanh nghiệp xăng dầu đang kiếm lợi nhiều tỷ đồng từ năm 2015 đến nay nhờ chênh lệch áp thuế nhập khẩu khi tính giá cơ sở, một quan chức Bộ Công Thương khẳng định, việc điều hành giá xăng dầu là trách nhiệm của Bộ Công Thương còn điều hành thuế, phí, quỹ bình ổn là việc của Bộ Tài chính. 

Vị này cho biết, Bộ Công Thương đã 3 lần có văn bản gửi Bộ Tài chính lưu ý liên quan đến mức chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu theo các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với ASEAN, Hàn Quốc... khác nhau và có sự chênh lệch về mức thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi (MFN).

“Nhiệm vụ điều hành thuế nhập khẩu được quy định rõ trong Điều 36 Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu. Khi điều hành tính giá cơ sở, Bộ Công Thương căn cứ vào Thông tư 78 ngày 20/5/2015 về mức thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính với mức thuế 20% đối với xăng, 10% với dầu diesel và madut, 13% với dầu hỏa”, vị này nói.

Bộ Công Thương cũng có văn bản cho biết, đã và đang tiếp tục đề nghị và phối hợp với Bộ Tài chính sớm có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế trên cơ sở bảo đảm lợi ích của nhà nước; các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất xăng dầu và các đối tượng tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, cùng với Thông tư 78, Bộ Tài chính còn ban hành hai thông tư khác liên quan đến thuế nhập khẩu xăng dầu là Thông tư 165 áp dụng mức thuế theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Thông tư áp thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA Việt Nam - Hàn Quốc.

Tại hai thông tư này, mức thuế nhập khẩu đều thấp hơn 5%-10% so với Thông tư 78. Theo Thông tư 165 của Bộ Tài chính, từ 1/1/2015, các mặt hàng dầu như diesel, dầu hỏa nhập từ ASEAN chỉ có mức thuế 5%, madut là 0% và từ năm 2016, tất cả các mặt hàng dầu từ khu vực này sẽ hưởng thuế 0% (gọi là thuế ATIGA).

Tuy nhiên, trong suốt cả năm 2015, mức thuế để tính giá cơ sở theo công thức tính giá xăng dầu vẫn là thuế MFN. Chênh lệch tính thuế này đã khiến người tiêu dùng phải trả tiền mua xăng dầu giá cao hơn trong khi các doanh nghiệp đầu mối càng nhập khẩu nhiều xăng dầu từ ASEAN thì càng được lợi.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.