Bộ Giao thông lại 'hứa' tiến độ dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Bộ GTVT đổi cam kết tiến độ về đích của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thành trong năm 2019.
Bộ GTVT đổi cam kết tiến độ về đích của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông thành trong năm 2019.
TPO - Thay “hứa hẹn” sẽ đưa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) vận hành thương mại vào 1 tháng cụ thể (như tháng 4/2019), Bộ GTVT lại đưa ra tiến độ mới với cam kết tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2019.

Như Tiền Phong đã đưa tin, dự án Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã 8 lần lỡ hẹn về đích, lần gần nhất theo “phấn đấu” của Bộ GTVT là vào tháng 4/2019. Tuy nhiên, phần 1% còn lại từ hơn nửa năm trước tới nay vẫn được báo cáo còn đó. Nên tới nay, đã hết tháng 5/2019, dự án này vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Trong báo cáo mới nhất gửi Quốc hội ngày 17/5/2019, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay, hiện dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp. Riêng vật tư, thiết bị đã chuyển về đến công trường đạt khoảng 99% và lắp đặt đạt 90% khối lượng thiết bị. Dự án đang vận hành, chạy thử để đưa vào khai thác thương mại trong năm 2019. 

Cùng với việc không nói tháng nào của nửa cuối năm nay tuyến đường sắt đô thị đầu tiên cả nước có thể khai thác thương mại, Bộ GTVT lại tiếp tục dẫn ra hàng loạt khó khăn, vướng mắc của dự án.

“Dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết và có nguy cơ kéo dài do tổng thầu triển khai thực hiện công việc chưa theo đúng cam kết”, ông Thể báo cáo.

Theo ông Thể, các vướng mắc của dự án như: Tổng thầu (Trung Quốc) chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công công trình; chưa cung cấp một số tài liệu chứng minh an toàn, chúng nhận an toàn tích hợp để đăng kiểm và chứng nhận an toàn hệ thống; chưa hoàn thiện quy trình vận hành, bảo dưỡng… 

“Bộ GTVT đã và sẽ tiếp tục quyết liệt chỉ đạo tổng thầu và các bên liên quan thực hiện”, ông Thể khẳng định.

Ngoài ra, theo Bộ GTVT, các dự án đường sắt đô thị hiện đều chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư (đội vốn), như: Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi; Dự án đường sắt đô thị TPHCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Nguyên nhân của tình trạng trên, Bộ GTVT lý giải, do đây là các dự án lớn và công nghệ phức tạp lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam nên chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm quản lý thực hiện của Chủ đầu tư đối với các dự án lớn về lĩnh vực đường sắt đô thị rất mới và còn hạn chế. Cùng đó do thiếu kinh nghiệm nên tính toán tổng mức đầu tư không sát thực tế, phải thay đổi quy mô; Các tư vấn, nhà thầu thiếu kinh nghiệm về hệ thống quản lý và quy trình thủ tục ở Việt Nam…

Về trách nhiệm, Bộ GTVT nhìn nhận, để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án, trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư, tư vấn. Việc chậm giải phóng mặt bằng, thay đổi quy hoạch thuộc trách nhiệm địa phương, chủ đầu tư.

Giải pháp ông Thể đặt ra vẫn là các loại tăng cường như: Tăng cường phối hợp, nâng cao kỷ cương trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, đôn đốc…

MỚI - NÓNG
TPHCM chốt giá khởi điểm 3 lô đất 'vàng' Thủ Thiêm
TPHCM chốt giá khởi điểm 3 lô đất 'vàng' Thủ Thiêm
TPO - Các lô đất mang ký hiệu 1-2 và 1-3 thuộc Khu chức năng số 1 và lô đất ký hiệu 3-5 thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức) được quy hoạch làm dự án khu dân cư và thương mại đa chức năng, sắp được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm cho cả 3 khu là 5.705 tỷ đồng.
Bình luận

Châu

Tìm một tư lệnh ngành có năng lực tốt, mọi việc giải quyết nhanh chóng tận gốc sự việc.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

'Bỏ độc quyền vàng không có nghĩa là thả nổi hay trở lại thời kỳ hỗn loạn'

'Bỏ độc quyền vàng không có nghĩa là thả nổi hay trở lại thời kỳ hỗn loạn'

TPO - "Cơ chế độc quyền vàng miếng với SJC hơn 10 năm trước là phù hợp với điều kiện lúc đó. Nhưng đến nay, nó không còn hợp lý nữa. Chúng ta không nên để một doanh nghiệp hay một tổ chức duy nhất độc quyền vàng miếng. Cần phải nhấn mạnh rằng, việc bỏ độc quyền không có nghĩa là thả nổi hay trở lại thời kỳ hỗn loạn như trước khi có Nghị định 24", đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) trao đổi ngày 29/5. 
Giá vàng lao dốc, cổ phiếu và USD tăng vọt

Giá vàng lao dốc, cổ phiếu và USD tăng vọt

TPO - Giá vàng lao dốc mạnh trong khi cổ phiếu và đồng USD bật tăng, sau phán quyết bất ngờ của tòa án Mỹ chặn lệnh áp thuế của ông Trump. Diễn biến này khiến thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh, nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền và đánh cược vào các tín hiệu mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng quay đầu tăng

Giá vàng quay đầu tăng

TPO - Sáng nay (29/5), giá vàng miếng và vàng nhẫn đều quay đầu tăng. Theo đó, giá vàng miếng SJC lên gần mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất gần 117 triệu đồng/lượng.
Cần 'đại phẫu' thể chế, loại bỏ tư duy sợ sai không dám làm

Cần 'đại phẫu' thể chế, loại bỏ tư duy sợ sai không dám làm

TPO - Theo các chuyên gia, để kiến tạo một sân chơi bình đẳng, minh bạch và phát triển thực chất, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần một cuộc "đại phẫu" thể chế; không chỉ cần “đồng thuận trên” mà còn đòi hỏi “hành động dưới” - tức là phải tháo gỡ những điểm nghẽn nội tại mang tính hệ thống, đặc biệt là về thể chế và môi trường thực thi.
Trung Quốc đặc biệt yêu thích tôm hùm Việt Nam

Trung Quốc đặc biệt yêu thích tôm hùm Việt Nam

TPO - Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đã thu về số tiền gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng ấn tượng này là nhờ Trung Quốc đặc biệt yêu thích tôm hùm Việt Nam và nhà nước đang tái cơ cấu chính sách thực phẩm.