Bộ Tài chính, KH&ĐT né trao đổi về kết luận thanh tra AVG

TP - Liên quan đến vụ việc MobiFone mua AVG, ngày 15/3, PV Tiền Phong đã nhiều lần liên hệ lãnh đạo và đại diện Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT để trao đổi.

Ngày 15/3, PV Tiền Phong liên hệ với lãnh đạo Bộ Tài chính cùng lãnh đạo Cục Tài chính Doanh nghiệp (đơn vị quản lý đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước) và Cục quản lý giá (quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá và giám sát việc cấp chứng chỉ thẩm định giá viên) cùng các bộ phận liên quan các vấn đề trên thuộc Bộ Tài chính, để tìm hiểu về hướng xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.  

Tuy nhiên, cả lãnh đạo bộ và lãnh đạo các đơn vị được hỏi nói trên đều từ chối bình luận, vì chưa rõ các vấn đề cụ thể thế nào, mới biết qua báo chí. Vì vậy, các đơn vị liên quan phải đợi nhận kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng, cũng như phân công của lãnh đạo Bộ Tài chính, sau đó mới căn cứ vào từng vấn đề để xử lý.

Liên quan đến vụ việc MobiFone mua AVG, ngày 15/3, PV Tiền Phong đã nhiều lần liên hệ lãnh đạo và đại diện Bộ KH&ĐT để trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng không lãnh đạo nào bắt máy cũng như trả lời câu hỏi của phóng viên đặt ra.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ về thương vụ Mobifone mua AVG cho thấy, có 2 vấn đề thuộc về trách nhiệm quản lý của Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, liên quan trực tiếp đến việc thực hiện cổ phần hóa MobiFone và góp ý về tác động của việc MobiFone mua lại AVG; liên quan việc các công ty thẩm định giá thực hiện định giá AVG thiếu cơ sở, sai dẫn tới thẩm định giá trị AVG cao hơn thực tế.

Vì vậy, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong kết luận. Đồng thời, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chủ trì xử lý hoặc chỉ đạo xử lý theo quy định trong lĩnh vực thẩm định giá đối với các công ty tư vấn, các thẩm định viên về những khuyết điểm, vi phạm trong việc thẩm định giá trị AVG, tư vấn mua cổ phần AVG.

Cũng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Bộ KH&ĐT có trách nhiệm chủ trì thẩm định, lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, nhưng bộ này đã không hướng dẫn Bộ TTTT và Mobifone thực hiện dự án đầu tư theo quy định.

Trước khi việc chuyển nhượng diễn ra, Bộ KH&ĐT căn cứ vào đề nghị của Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Điều này không đúng quy định tại Luật Đầu tư.

Tuy nhiên, sau khi Mobifone đã ký hợp đồng chuyển nhượng 95% cổ phần AVG vào năm 2016, Bộ KH&ĐT lại có văn bản đề nghị dừng thực hiện dự án này. Lí do Bộ KH&ĐT đưa ra trong văn bản đề nghị dừng dự án là việc Mobifone mua 95% cổ phần AVG khi đang tiến hành cổ phần hoá sẽ tiềm ẩn rủi ro, làm giảm giá trị cổ phiếu của Mobifone (khi phát hành). Từ đó có thể làm giảm nguồn thu của Nhà nước.

Cùng trong một dự án nhưng tại 2 thời điểm (trước và sau khi chuyển nhượng), Bộ KH&ĐT đưa ra ý kiến thiếu nhất quán.

Theo TTCP Bộ KH&ĐT đã căn cứ vào đề nghị của Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, là không đúng quy định tại Luật Đầu tư.

MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 9/7. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng điều ngành du lịch cần làm nhất bây giờ là xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sau sáp nhập.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ngập khuyến mãi thu hút người tiêu dùng mua sắm (ảnh tại Satra Võ Văn Kiệt) ảnh: U.P

Giảm thuế VAT: 'Liều doping' cho sản xuất, tiêu dùng

TP - Từ ngày 1/7/2025, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) chính thức được tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2026. Không chỉ là con số kỹ thuật trong chính sách tài khóa, quyết định này đang được ví như “liều doping” đúng lúc, giúp sản xuất kinh doanh bứt tốc giữa thời điểm nền kinh tế còn nhiều thách thức.
Lý do vốn đầu tư công đang 'chi tiêu' rất mạnh

Lý do vốn đầu tư công đang 'chi tiêu' rất mạnh

TPO - Chi tiêu cho hạ tầng của Việt Nam đã tăng vọt 40% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay, được thúc đẩy bởi quy trình phê duyệt dự án, trao thêm quyền quyết định duyệt dự án cho chính quyền địa phương, tinh giản quy trình giải ngân vốn đầu tư công.