Bộ Tài chính lý giải về ngưỡng đánh thuế nhà từ 700 triệu đồng

Bộ Tài chính lý giải về ngưỡng đánh thuế nhà từ 700 triệu đồng
TPO - Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, bộ này chọn ngưỡng chịu thuế tài sản với nhà từ 700 triệu đồng trở lên là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.
Theo Dự thảo Luật Thuế Tài sản, Bộ Tài chính đề xuất chọn ngưỡng chịu thuế tài sản với nhà là 700 triệu đồng, hoặc 1 tỷ đồng trở lên. Sau đó, bộ này ưu tiên chọn phương án ngưỡng chịu thuế là 700 triệu đồng trở lên.

Ông Phạm Đình Thi lý giải, theo chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, mục tiêu Chính phủ hướng tới năm 2020, diện tích nhà bình quân theo đầu người đạt 25m2/người. Bình quân mỗi gia đình 4 người, nên diện tích trung bình cần cho một hộ gia đình là 100m2.

Còn đơn giá xây dựng mỗi mét vuông nhà theo Quyết định của Bộ Xây dựng là 7,3 triệu đồng/m2.

Từ 2 cơ sở trên, Bộ Tài chính tính ra kết quả, đơn giá bình quân cho đầu tư xây dựng nhà tối thiểu của người dân là 730 triệu đồng (cho nhà 100m2 với 4 người).

Từ đó, Bộ Tài chính đã đề xuất ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng (chỉ tính thuế với phần vượt hơn 700 triệu đồng).

Với ngưỡng không chịu thuế là 700 triệu đồng, ông Thi cho biết, sẽ không điều tiết thuế với những người sở hữu nhà ở có giá trị không lớn, có thu nhập thấp và trung bình; không điều tiết đối với nhà đơn sơ, nhà thiếu kiên cố, nhà cấp IV; không điều tiết đối với hầu hết nhà tại nông thôn, nhà cấp III.

“Dự án Luật Thuế tài sản sẽ có tác động đến mọi người dân trong xã hội, nhưng phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, đảm bảo công bằng”, ông Thi nói.

Góp ý cho đề xuất trên, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, ngưỡng chịu thuế từ 700 triệu đồng là quá thấp, khi hầu hết người dân các thành phố lớn, như TPHCM sở hữu nhà từ 1 tỷ đồng trở xuống. 

Đồng thời, định mức xây dựng 7,3 triệu đồng/m2 nhà, theo ông Châu, đã lỗi thời, không phù hợp thực tế hiện nay, chưa kế khi thuế này được ban hành sẽ phải vài năm nữa, khi đó giá cả thị trường đã thay đổi nhiều nữa. Do đó, ông Châu đề nghị áp dụng ngưỡng chịu thuế là trên 1 tỷ đồng, mới đúng mục tiêu điều tiết với người thu nhập cao, sở hữu nhiều tài sản.

Về mức thuế, dù đưa ra phương án mức thuế 0,3% hoặc 0,4%, nhưng ông Thi cho biết, đơn vị doạn thảo nghiên về chọn phương án mức thuế 0,4%, và xây dựng dự thảo luật theo hướng này.

Dù có thể nguồn thu từ thuế tài sản sẽ để lại ngân sách địa phương, nhưng dự thảo luật vẫn “mở” thêm để địa phương tăng thu vượt khung. Theo đó, dự thảo đưa ra quy định: Trong trường hợp cần áp dụng mức thuế suất cao hơn, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh tăng, nhưng tối đa không quá 50% mức quy định chung.
Theo ông Thi, quy định này nhằm tạo tính chủ động của chính quyền địa phương để quy định mức thuế suất thuế tài sản cho phù hợp với điều kiện từng địa phương.

Căn cứ từ số liệu nhà, đất của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính tính toán, nếu áp mức thuế tài sản 0,3% ngân sách nhà nước sẽ thu được 22.700 tỷ đồng/năm (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà 1 tỷ đồng); hoặc khoảng 23.300 tỷ đồng/năm (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà 700 triệu đồng). 

Nếu mức thuế là 0,4%, ngân sách sẽ thu được 30.300 tỷ đồng/năm (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà 1 tỷ đồng); hoặc khoảng 31.000 tỷ đồng/năm (nếu áp dụng ngưỡng không chịu thuế đối với nhà 700 triệu đồng).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.