Bộ Tài chính rút kinh nghiệm về cơ chế chính sách

Bộ Tài chính rút kinh nghiệm về cơ chế chính sách
Về thất thoát tại Đề án 112, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết: Về cơ chế chính sách, Bộ cần nghiên cứu, xem xét, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên một mình Bộ không thể thực hiện được mà cần sự tham gia của các cơ quan chuyên môn.

>> Những chiêu 'xài tiền như nước' của Đề án 112
>> Ban điều hành Đề án 112 chi sai 167 tỷ đồng

Bộ Tài chính rút kinh nghiệm về cơ chế chính sách ảnh 1

Sáng nay 29/10, bên lề kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII, trả lời "chất vấn" của các phóng viên báo chí về những sai phạm tại Đề án 112, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết:

Trong công tác quản lý, trách nhiệm chính thuộc về Ban điều hành Đề án 112. Bản thân những cá nhân nào có sai phạm thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.Đây là đề án thực hiện một chủ trương lớn của Nhà nước, việc đánh giá đề án này có hiệu quả hay không còn chờ các cơ quan chức năng xem xét, nhưng về tổng thể, Chính phủ đã họp, kiểm điểm và kết luận:

Đề án này thực hiện đúng yêu cầu, tuy nhiên có 1 số điểm sai phạm trong khâu quản lý, để xảy ra tình trạng thất thoát, để cho một số cá nhân lợi dụng, ăn chia các hợp đồng nhằm tư lợi. Chính phủ đã quyết định dừng Đề án này và giao cho một cơ quan chức năng để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả.

Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc thực hiện Đề án 112, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: Về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, xem xét, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên một mình Bộ Tài chính không thể thực hiện được mà cần có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn.

Ví dụ, về định mức chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì cần căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin thay đổi liên tục nên các ngành cần tổng kết, đánh giá lại và làm lại bộ chuẩn về định mức chi tiêu phù hợp với đặc thù của lĩnh vực công nghệ thông tin, làm cơ sở vận hành Đề án một cách hiệu quả, chặt chẽ hơn.

Hiện nay, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát lại trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Đề án 112, Bộ Tài chính cũng đang tiến hành rà soát và kiểm điểm lại trách nhiệm của ngành đối với Đề án này.

Cũng liên quan đến đề án 112, Đại biểu Lê Quốc Dung (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình) nói: Tôi chưa có ý định chất vấn các thành viên Chính phủ về đề án 112 nhưng tôi tin rằng các đại biểu sẽ chất vấn các thành viên Chính phủ về vấn đề này.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang làm việc, nên chưa biết rõ số tiền tham ô, lãng phí là bao nhiêu. Nhưng có thể nói hiệu quả của Đề án này là thấp và được thực hiện không đồng bộ nên gây khó khăn cho việc liên thông giữa các bộ ngành, giữa trung ương với các địa phương.

Đề án này mới chỉ có tác dụng tập hợp dữ liệu, cung cấp thông tin và xây dựng được một số mạng nội bộ, trang bị một số phương tiện thiết bị, máy móc và mới chỉ để đội ngũ cán bộ công chức làm quen với công nghệ thông tin.

Đại biểu Lê Quốc Dung bày tỏ thái độ đồng tình với quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho dừng Đề án 112 lại để xây dựng một chương trình đồng bộ, hợp lý và có một hệ thống cơ quan chủ quản có chuyên môn thực hiện.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.