Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: “Tôi sẽ đi Mỹ để đàm phán”

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: “Tôi sẽ đi Mỹ để đàm phán”
Hoa Kỳ là một đối tác “khó chơi”, không dễ dàng khi đối mặt với người Mỹ trên bàn đàm phán. Có thể là tôi sẽ đi Mỹ vào tháng 6 năm nay hoặc là trước đó để giải quyết các vấn đề liên quan...

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển: “Tôi sẽ đi Mỹ để đàm phán”

Hội nghị thương mại lần này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến việc gia nhập WTO vào cuối năm nay, Bộ trưởng có thể cho biết về khả năng này?

Đây là một nhiệm vụ rất nặng nề đặt ra đối với ngành thương mại, chúng tôi sẽ phải tận dụng khả năng kết thúc đàm phán cả song phương và đa phương, để gia nhập WTO vào cuối năm 2005. 

Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ-Việt Virginia Foote có nói rằng, đàm phán song phương giữa hai nước có thể sẽ “kết thúc sớm”?

Hoa Kỳ là một đối tác “khó chơi”, không dễ dàng khi đối mặt với người Mỹ trên bàn đàm phán. Có thể là tôi sẽ đi Mỹ vào tháng 6 năm nay hoặc là trước đó để giải quyết các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, đi để đàm phán thì có thể sẽ muộn hơn.

Tiếc là một số quan hệ trong ngành thương mại Mỹ của tôi nay đã thuyên chuyển sang vị trí khác. Nên chúng ta chưa biết thái độ và quan điểm của nhân vật mới này là như thế nào.

Liệu có mặt hàng nào của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ trong năm nay sẽ tiếp tục bị kiện bán phá giá không?

Không thể nói trước bất cứ điều gì. Nhưng dựa vào những phân tích về thị trường Hoa Kỳ cũng như triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, tôi khẳng định là điều này sẽ không xảy ra.

Vậy còn kết quả đàm phán gia nhập WTO mới đây với New Zealand, thưa Bộ trưởng?

Có tiến bộ nhưng vẫn còn khó khăn, đây là lần đầu tiên đàm phán diễn ra tại Hà Nội. Nếu như mối quan tâm lớn nhất hiện nay của New Zealand là việc mở cửa thị trường cho mặt hàng sữa vào Việt Nam, thì chúng ta cũng đã quyết định không áp dụng hạn ngạch.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh đến một nhiệm vụ quan trọng của năm 2005 là giảm nhập siêu? Giải pháp cho vấn đề này là gì?

Nhập siêu chỉ có hai cách giải quyết, thứ nhất là tăng mạnh xuất khẩu, thứ hai là nâng cao chất lượng và hạ giá thành hàng hóa trong nước. Không thể nói hạn chế nhập khẩu để tránh nhập siêu, vì lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép điều này.

Theo tôi, các nhà kinh doanh phải phân lớp thị trường, đối tượng nào để sản xuất loại hàng tương ứng, để từ đó chiếm lĩnh thị trường nội địa.            

MỚI - NÓNG