Bộ trưởng Công thương giải thích về 'điệp khúc tăng giá điện'

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
TPO - Điệp khúc giá điện: tăng, tăng rồi, tăng tiếp… là nội dung được các đại biểu nêu ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trước Quốc hội chiều ngày 11/6.

“Điện là một lĩnh vực kỳ lạ ở Việt Nam mà không ở đâu có. Giá điện tăng, tăng rồi, lại tăng tiếp cứ mãi là điệp khúc liên tục xảy ra? Vì sao lại có tình trạng này”, ĐB Nguyễn Sỹ Cương nêu câu hỏi. Ông Cương cũng đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết khâu lưu thông như thế nào mà lại để xảy ra tình trạng dưa hấu ở nơi trồng bán vài nghìn, vài trăm, thậm chí đổ đi nhưng ở Hà Nội vẫn phải mua mấy chục nghìn kg?

Đề cập đến câu chuyện hành tím ế ẩm ở Sóc Trăng, ĐB Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cho hay, cách đây 3 năm khi chục ký hành tím không mua nổi tô phở, Bộ trưởng đã hứa tích cực tìm ra quy hoạch, rồi đầu mối tiêu thụ giúp nông dân. “Đến nay việc đó đã được triển khai như thế nào? Trả lời báo chí Bộ trưởng có trả lời là đừng đổ lỗi cho nông dân? Vậy ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc này”, ông Tâm chất vấn.

Trả lời các câu hỏi trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, điện, xăng dầu là hai hàng hóa đặc biệt liên quan đến toàn bộ đời sống của đất nước. Nên dù biến động ít hay nhiều cũng đều liên quan, tác động đến người dân. Vì thế, khi điều hành Nhà nước luôn nhất là phải theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước.

Bộ trưởng Công thương giải thích về 'điệp khúc tăng giá điện' ảnh 1 ĐB Nguyễn Sỹ Cương.
“Mỗi một khi cần phải điều chỉnh giá điện với trách nhiệm được giao, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với Bộ tài chính. Chúng tôi cũng rất băn khoăn nên tính toán rất cẩn trọng để vừa điều chỉnh đúng giá thị trường, không bù giá, giảm tác động tối đa đến đời sống người dân, nhất là người có thu nhập thấp. Chúng ta làm khá tốt điều này”, ông Hoàng khẳng định.

Riêng với giá xăng dầu, ông Hoàng khẳng định đang đi đúng lộ trình về thị trường. Vì theo quy định, giá sản phẩm xăng dầu thế giới chúng ta tính trung bình 15 ngày. Nếu giá bình quân thay đổi thì sang ngày thì 16 chúng ta mới điều chỉnh tăng cho phù hợp. Nếu nó giảm thì cũng giảm theo.

“Chúng ta đã làm theo đúng tinh thần này. Nhưng vì giá xăng dầu tác động lớn đến đời sống nhân dân và vì có tác động lớn nên nhà nước đã sử dụng công cụ thuế để bình ổn, bù đắp. Đó chính là vai trò của nhà nước”, ông Hoàng nói.

Về việc lưu thông sản phẩm nông nghiệp, ông Hoàng cho rằng do dưa hấu rất dễ hỏng, hao hụt nên giá thay đổi. Bên cạnh đó do khoảng cách từ miền Trung ra miền Bắc khá giá, giá vận tải cao và nhiều lý do khác nên làm tăng giá thành sản phẩm.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.