Cả nước có gần 37 triệu tài khoản ngân hàng

Ngày 2/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai trong toàn ngành về việc thực hiện “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” tại Quyết định số 1726, ngày 05/9/2016, của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1726).

NHNN cho biết hiện mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng gia tăng, tài khoản cá nhân đã tăng mạnh lên 36,77 triệu tài khoản năm 2015, gấp 15 lần năm 2004; có 20,67% người trưởng thành khu vực nông thôn có khoản vay ở tổ chức tài chính; Thanh toán qua internet gia tăng 30-50%/năm, hiện có khoảng 2 triệu KH sử dụng dịch vụ này, thanh toán qua điện thoại di động đạt khoảng 700 ngàn đồng/người/tháng….

Đề án 1726 xác định rõ mục tiêu tổng quát cần đạt được đến năm 2020 là: 70% dân số trưởng thành có tài khoản tại các ngân hàng; Có ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch trên 100.000 dân số trưởng thành; Khoảng 30.000 máy ATM (40 máy/100.000 dân số trưởng thành); 

Có khoảng 15% số chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM mở tại địa bàn nông thôn; Khoảng 35-40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm TCTD; Khoảng 50-60% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động tiếp cận tín dụng…

Những khó khăn thách thức hệ thống ngân hàng cần cải thiện đó là: tỷ lệ thu phí dịch vụ phi tín dụng còn khiêm tốn; gánh nặng cung ứng vốn cho nền kinh tế vẫn dồn lên vai hệ thống ngân hàng cần phải được san sẻ từ thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm; mức độ tiếp cận dịch vụ của dân cư và doanh nghiệp chưa đồng đều theo khu vực địa lý cũng như quy mô kinh doanh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.