Cá tra 'mắc lưới' với các tiêu chuẩn

Cá tra Việt Nam đang bị rối với những tiêu chuẩn quốc tế
Cá tra Việt Nam đang bị rối với những tiêu chuẩn quốc tế
TP - Mỗi thị trường nhập khẩu có những yêu cầu khác nhau đối với cá tra Việt Nam khiến cả người nuôi lẫn doanh nghiệp trong nước bị rối. Đó là thực tế được ghi nhận tại một diễn đàn chuyên đề về hệ thống chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản diễn ra tại TPHCM ngày 27-6.

> Giữa quý 3 sẽ thiếu hụt nguyên liệu cá tra xuất khẩu

Cá tra Việt Nam đang bị rối với những tiêu chuẩn quốc tế
Cá tra Việt Nam đang bị rối với những tiêu chuẩn quốc tế .
 

Giám đốc Cty Cổ phần Thủy sản Cafatex (Hậu Giang), ông Nguyễn Văn Kịch, cho biết, cá tra xuất khẩu vào châu Âu phải có HACCP (tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), trong khi Nhật Bản, Mỹ lại không cần tiêu chuẩn này.

Theo ông Jose Villalon, đại diện Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại Mỹ, thống kê sơ bộ cho thấy, cá tra phải gánh tới 23 chuẩn mức khác nhau liên quan quy trình nuôi và không có một tiêu chuẩn vàng nào để có thể khiến tất cả các nhà nhập khẩu đều chấp nhận. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu của Việt Nam bị rối, mất thêm nhiều khoản chi phí…

Một số nhà kinh doanh thủy sản trong và ngoài nước cho rằng, việc tạo ra xìcăngđan rồi áp tiêu chuẩn mới cho nhà xuất khẩu chỉ là hình thức kiếm lời của một số tổ chức phi chính phủ. Sau sự cố cá tra Việt Nam bị đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang tiêu dùng tại nhiều nước châu Âu, một số nước như Hà Lan, Đức yêu cầu cá tra phải có chứng nhận ASC (chương trình dán nhãn và chứng nhận đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm).

Ông Peter Hamaker, Giám đốc Cty Mayonna (Hà Lan), cho rằng, cá tra chỉ là nạn nhân của truyền thông và một số tổ chức phi chính phủ tại một số nước châu Âu. Tình trạng này từng xảy ra với lươn nuôi tại Hà Lan. Khi đó, sản phẩm lươn từ Hà Lan đang thống lĩnh thị trường thủy sản nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thì xảy ra những lời đồn đoán vô căn cứ về tính không an toàn của vật nuôi này, khiến doanh số xuất khẩu lươn giảm mạnh.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Cá tra Thới An (Cần Thơ), cho rằng, việc áp dụng các tiêu chuẩn là xu hướng tất yếu, nhưng muốn xây dựng một ao nuôi đảm bảo tiêu chuẩn GlobalGap hiện nay, chi phí lên tới hàng tỷ đồng; nếu không có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp thì hầu hết người nuôi không thể làm được.

Theo ông Peter Hamaker, đối với thủy sản đánh bắt, người tiêu dùng phương Tây tin tưởng chứng nhận MSC, còn thủy sản nuôi trồng là ASC. Ông Jose Villalon gợi ý, Việt Nam cần chủ động đáp ứng các yêu cầu của thị trường Mỹ, EU và người nuôi cá Việt Nam nên đi từ tiêu chuẩn GlobalGap đến ASC.

Đây là điểm mấu chốt để có thể đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng ở 2 thị trường này, đồng thời đó được xem như một thông điệp cho người tiêu dùng về quy trình nuôi an toàn và thân thiện với môi trường của mình.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).