Các dự án đấu thầu quốc tế: Vì sao ít hàng nội?

Các chuyên gia Trung Quốc kiểm tra quy trình hoạt động tại một nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh. Doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu nhiều công trình điện ở Việt Nam
Các chuyên gia Trung Quốc kiểm tra quy trình hoạt động tại một nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh. Doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu nhiều công trình điện ở Việt Nam
TP - Tại cuộc tọa đàm về giải pháp tăng cường sử dụng vật tư trong nước trong công tác đấu thầu do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5-8, các doanh nghiệp cho rằng, chính sách liên quan đến việc đấu thầu được áp dụng từ nhiều năm nay cần có sự sửa đổi vì nó đang bó buộc sự phát triển của doanh nghiệp.
Các chuyên gia Trung Quốc kiểm tra quy trình hoạt động tại một nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh. Doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu nhiều công trình điện ở Việt Nam
Các chuyên gia Trung Quốc kiểm tra quy trình hoạt động tại một
nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh. Doanh nghiệp Trung Quốc
thắng thầu nhiều công trình điện ở Việt Nam .


Cần cấm nhập hàng trong nước sản xuất được

Chia sẻ những tâm tư quanh việc các doanh nghiệp Việt đang ngày càng bị lép vế ngay trên sân nhà trước hàng ngoại nhập thuộc nhiều lĩnh vực, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam cho hay có những lĩnh vực trước đây doanh nghiệp được làm nhưng nay không được làm. Mười nhà máy nhiệt điện 300 MW hiện đều do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, doanh nghiệp trong nước không được tham gia.

Theo ông Thụ, các doanh nghiệp Việt có thừa kinh nghiệm thực hiện được các dự án lớn, nhưng khi đấu thầu thì nhà thầu quốc tế đều thua nhà thầu Trung Quốc. Vấn đề này không chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng các nước đều có biện pháp kỹ thuật hạn chế sự thâm nhập của nhà thầu Trung Quốc. Dự tính từ nay đến năm 2025, chúng ta phải chi khoảng 107 tỷ USD để làm các nhà máy năng lượng, nhập thiết bị cho công trình khai khoáng. Nếu để tình trạng các nhà thầu ngoại lấn át như thế này, chúng ta sẽ trở thành nơi tiêu thụ sản phẩm, thiết bị chất lượng thấp từ một vài nước trong khu vực.

"Việc mua sắm công, phải có quy định buộc tổng thầu nước ngoài phải ký liên doanh với Việt Nam. Tôi cũng đề nghị sửa Luật Đấu thầu vì với quy định hiện nay, tất cả dự án đưa ra đấu thầu sẽ rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc hết"- Ông Thụ đề xuất.

Ông Trần Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Kỹ thuật điện Đông Anh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho rằng, chúng ta cứ hô hào ủng hộ Chương trình người Việt dùng hàng Việt chung chung mà không có các chính sách đi kèm. Nhiều nước có chính sách rất rõ ràng trong việc khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu. Như Trung Quốc họ lách bằng cách đưa thưởng xuất khẩu về các tỉnh với mức thưởng lớn và cụ thể. Ví dụ doanh nghiệp xuất khẩu được 1 triệu USD thì giám đốc được thưởng một xe ô tô, phó giám đốc được thưởng căn hộ…

Ông Quang cũng đề nghị ban hành quy định các doanh nghiệp trong nước khi thực hiện dự án phải nghiêm cấm nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước sản xuất được. Với các công trình điện, trong thời gian tới, khi nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu, phải có cam kết sử dụng các thiết bị mà Việt Nam sản xuất được, phải sử dụng nhân công trong nước.

Cô đơn nếu ủng hộ dùng thiết bị nội?

Trả lời việc vì sao doanh nghiệp cơ khí Việt Nam chưa chiếm được thị trường rộng lớn trong nước, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Giấy Việt Nam Nguyễn Việt Đức cho biết lý do là marketing của ngành cơ khí làm thua các nước. Khi triển khai các dự án ngành giấy lớn, doanh nghiệp nước ngoài lập tức đến giới thiệu và đeo bám, trong khi chưa thấy nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm đến việc này.

Chủ tịch HĐQT Bia Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Thi cho biết mỗi năm công ty đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng mua sắm thiết bị máy móc. Quá trình đầu tư, công ty cũng muốn doanh nghiệp trong nước tham gia nhưng có nhiều cái vướng.

Các dự án đấu thầu trước đây của doanh nghiệp này hầu hết do nước ngoài thực hiện. “Doanh nghiệp thực hiện không tốt chính sách bảo hành, hậu mãi các sản phẩm trong nước sản xuất. Sản phẩm trong nước sản xuất được khi hỏng doanh nghiệp tiêu thụ tìm đến nhà sản xuất rất khó"- Ông Thi nói.

Theo ông Thi, nếu Chính phủ và Bộ Công Thương không có chính sách về ưu tiên mua sản phẩm trong nước khi thực hiện dự án, thì chủ doanh nghiệp sẽ rất khó quyết. Ngay bản thân ông là Chủ tịch HĐQT cũng chỉ được bỏ một phiếu khi quyết định. Nếu bảo lưu ý kiến để thực hiện chủ trương của Chính phủ, thì khi đó ông lại thuộc về thiểu số.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, khi gia nhập WTO, chúng ta cũng cố gắng sửa các luật để phù hợp với quy định của WTO và việc này cũng phần nào ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của hàng hóa trong nước. "Đã đến lúc rà soát lại những hệ lụy của nhập siêu mà chúng ta đã trải qua trong hơn 3 năm gia nhập WTO vừa qua. Hiện các doanh nghiệp đang thua ngay trên chính sân nhà" - Ông Biên chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".