Thị trường chứng khoán:

Cách nào bịt 'lỗ hổng' đấu giá?

Cách nào bịt 'lỗ hổng' đấu giá?
TP - Càng đến  gần hạn chót nộp tiền trúng đấu giá (26/6)  thì việc hàng loạt nhà đầu tư bỏ cọc đấu giá Bảo Việt càng nhiều và nguy cơ Bảo Việt phải tổ chức đấu giá lại càng lớn. Những bất ổn trong quy trình, phương thức đấu giá vừa qua đã đến lúc phải xem xét để chỉnh sửa lại ...
Cách nào bịt 'lỗ hổng' đấu giá? ảnh 1

Hiện nay, việc đấu giá cổ phiếu lần đầu của các doanh nghiệp lớn đã không còn hấp dẫn các nhà đầu tư như trước. Ảnh: Hồng Vĩnh

Càng đến  gần  hạn chót nộp tiền trúng đấu giá (26/6)  việc hàng loạt nhà đầu tư bỏ cọc đấu giá Bảo Việt càng nhiều và nguy cơ Bảo Việt phải tổ chức đấu giá lại càng lớn. Những bất ổn trong quy trình, phương thức đấu giá vừa qua đã đến lúc phải xem xét để chỉnh sửa lại ...

Theo Cty Chứng khoán  Bảo Việt thì hiện chưa có con số thống kê khách hàng đã nộp tiền vì họ đang chờ đến hạn chót, tuy nhiên những khách hàng trúng với khối lượng thấp từ 5.000 cổ phiếu trở xuống có rất ít người nộp tiền. Tình trạng này cũng đang diễn ra tại nhiều Cty Chứng khoán khác như SSI, ACBS, SBS, VCBS...

Ông Phan Vũ Tuấn - Phó Tổng giám đốc Cty Chứng khoán Quốc tế ( VIS) - cho biết khách hàng của VIS không trúng đấu giá Bảo Việt nhưng thông tin từ các Cty chứng khoán khác cho thấy ít có đợt IPO nào mà nhà đầu tư lại nộp tiền thưa thớt như Bảo Việt.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến chiều 20/6, Cty chứng khoán nào nhiều nhất cũng mới chỉ có khoảng 40% khách hàng đã nộp tiền đủ và thường là trúng với giá dưới 75.000 đồng/cổ phiếu.

Tại Cty Chứng khoán Bảo Việt, các tổ chức trúng đấu giá đã nộp tiền gần hết. Giám đốc một Cty chứng khoán thừa nhận việc khách hàng chờ đợi xem giá cổ phiếu Bảo Việt ngoài thị trường tự do có xuống nữa không để quyết định nộp tiền hay bỏ cọc.

Ông này nói: “Nếu có người bán với giá 68.000 đồng/cổ phiếu thì những người trúng với giá 72.000 trở lên vẫn bỏ cọc vì họ vẫn lợi 500.000 đồng/1.000 cổ phiếu. Ngày 20/6, giá đã xuống sát mức thấp nhất thì bắt đầu từ 21/6 các nhà đầu tư sẽ quyết định nộp tiền hay không”.

Hiện không chỉ Bảo Việt mà các Cty chứng khoán làm đại lý cho đợt đấu giá của Bảo Việt đang rất “hồi hộp” chờ những ngày còn lại bởi nếu khách hàng vẫn ít như 2,3 ngày qua thì gần như Bảo Việt sẽ phải tổ chức đấu giá lần hai.

Ông Lê Quang Bình - Chủ tịch HĐQT Bảo Việt - nói với báo giới rằng, phải đợi đến sau ngày 26/6 mới có thể biết được số lượng nhà đầu tư bỏ cọc để quyết định có tổ chức đấu giá phần bỏ cọc hay không. Nếu tỉ lệ bỏ cọc dưới 30%, Bảo Việt sẽ thỏa thuận lại với các nhà đầu tư đã trúng đấu giá theo thứ tự từ cao xuống thấp, còn nếu trên 30% thì sẽ tổ chức đấu giá lại.

Thay bằng cách nào?

Cách nào bịt 'lỗ hổng' đấu giá? ảnh 2
Gửi lệnh mua vào sàn cũng là một cách thay thế việc đấu giá hiện nay

Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam nói: “Dù tổ chức lại hay không thì kiểu IPO như Bảo Việt cần xem lại”. Ông Nam chỉ ra “lỗ hổng” lớn nhất của phương thức đấu giá này là việc quá nhiều người chỉ đủ tiền đặt cọc vẫn được tham gia với hy vọng trúng với giá thấp và bán lại kiếm lời ngay. Bằng chứng rõ nhất là hàng ngàn mẩu rao bán cổ phiếu Bảo Việt với giá thấp hơn giá trúng bình quân từ đầu tháng 6 đến nay.

Việc Bảo hiểm Dầu khí, Đạm Phú Mỹ và nhiều đợt IPO trước phải tổ chức đấu giá lại dường như chưa đủ để cơ quan quản lý nhà nước  xem xét lại phương thức đấu giá đầy bất cập này. Việc các Cty chứng khoán cho nhà đầu tư vay tới 40% tổng trị giá  cổ phiếu trúng đấu giá cũng kéo nhiều người chơi trò “tay không bắt giặc”.

Sắp tới đây, khi các ngân hàng, Cty chứng khoán không còn cho vay để mua cổ phiếu trúng đấu giá thì tình trạng này sẽ bớt đi nhưng chỉ hạn chế được phần nào.

Theo ông Trịnh Kim Quang - Chủ tịch HĐQT Cty Chứng khoán ACBS - thì cách tổ chức đấu giá hiện nay tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội rất bất tiện. Bởi lẽ, nhà đầu tư  không chỉ phải nộp tiền ký quỹ trước mà còn chen lấn xếp hàng để bỏ phiếu đấu giá, chờ dài cổ đợi kết quả rồi mới nộp tiền mua cổ phiếu...

Ông Quang đặt câu hỏi: “Tại sao không tận dụng thống giao dịch chứng khoán có sẵn để tổ chức đấu giá. Tổ chức phát hành (hoặc tổ chức nhà nước chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa) sẽ là bên chào bán với số lượng cổ phiếu cụ thể muốn bán với giá cao nhất. Bên mua sẽ là tất cả các nhà đầu tư gửi lệnh mua vào sàn thông qua các Cty chứng khoán mà mình đang giao dịch với mức giá và số lượng mua cụ thể.

Người mua không cần phải đặt cọc trước vì lệnh mua của họ đã được các Cty chứng khoán kiểm tra khả năng thanh toán trước khi gửi lệnh. Hệ thống giao dịch hiện có của cả hai trung tâm sẽ tự động xếp các lệnh mua theo thứ tự giá mua từ cao nhất đến thấp nhất và sẽ lấy đến lệnh mua cuối cùng cho đủ số lượng đăng ký bán và thông báo kết quả.

Người trúng đấu giá sẽ thanh toán tiền mua cổ phiếu qua các Cty chứng khoán và các Cty này có trách nhiệm đảm bảo thanh toán đủ tiền”.

Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cũng cho rằng cách đấu giá trên có nhiều ưu điểm hơn hiện tại và “đấu giá như vậy còn có cái lợi là thu hút thêm nhiều nhà đầu tư ở nhiều địa phương khác nhau, nơi chi nhánh của Cty chứng khoán, thay vì chỉ chủ yếu bán cho những nhà đầu tư ở TPHCM hay Hà Nội như lâu nay”.    

Nhắn tin để biết thị trường chứng khoán

9 thông tin đó gồm: 1. Kết quả giao dịch; 2. Chỉ số thị trường TP HCM; 3. Chỉ số thị trường Hà Nội; 4. 5 chứng khoán tăng giá mạnh nhất;5.  5 chứng khoán giảm giá mạnh nhất; 6. 5 chứng khoán giao dịch nhiều nhất; 7. Thống kê giao dịch theo tuần; 8. Thống kê giao dịch theo tháng; 9. Thống kê giao dịch theo năm.

Bạn đọc soạn tin theo cú pháp như hướng dẫn của bảng dưới đây rồi gửi đến số 8209. Mức cước phải trả là 2.000 đồng/bản tin.

Cách nào bịt 'lỗ hổng' đấu giá? ảnh 3
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.