Cách nhận diện tờ polymer 500.000 đồng giả

Cách nhận diện tờ polymer 500.000 đồng giả
Vừa qua, cơ quan công an đã phát hiện các vụ vận chuyển tiền giả polymer 500.000 đồng ở phía Bắc. Tại TP.HCM, một số ngân hàng cũng đã phát hiện tờ tiền giả polymer 500.000 đồng. Làm thế nào để có thể nhận diện loại tiền giả này?
Cách nhận diện tờ polymer 500.000 đồng giả ảnh 1
Tờ tiền giả polymer 500.000 đồng (bên phải, bị bấm 2 lỗ) (ảnh: Thanh niên)

Cách nhận diện tờ polymer 500.000 đồng giả

- Tờ tiền giả polymer 500.000 đồng có kích thước bằng với tờ tiền thật (152x65 mm).

- Tờ tiền giả dày, được làm bằng nilon nên khi vò sẽ bị nhăn và xé thì rách.

- Mặt trước của tờ tiền giả polymer 500.000 đồng có màu nhạt tái, sờ tờ tiền có cảm giác trơn, bóng; chữ "Việt Nam" trong dòng chữ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" in to hơn tờ tiền thật; bóng chìm hình Bác Hồ nhìn góc nào cũng rõ nét.

- Số 500.000 trên cửa sổ lớn trong suốt, sờ không nhám, chữ số dập nổi không rõ, thô.

- Mực biến màu không đổi màu; màu sê-ri tiền nhạt; dây an toàn không có dòng chữ "NHNNVN" (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - PV); màu sắc hồng quanh chân dung Bác Hồ đậm hơn tờ thật; chữ "năm trăm nghìn đồng" in lem; những điểm in nổi trên tờ tiền, giúp người khiếm thị nhận biết, sờ không nhám.

- Mặt sau nhìn tổng thể màu nhạt hơn, những hoa văn dưới chữ số 500.000 in đậm, phong cảnh nhà Bác Hồ ở Kim Liên in nhòe.

(Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Theo Trung tá Hoàng Công Uẩn, Trưởng phòng an ninh điều tra, Công an tỉnh Lạng Sơn, tiền giả được sản xuất ở những cơ sở nằm sâu trong nội địa Trung Quốc rồi được vận chuyển ra khu vực biên giới để đưa về Việt Nam.

Các đối tượng buôn bán cũng khai nhận mua tiền giả của các đầu mối ở các chợ Trung Quốc hoặc thông qua việc móc nối quan hệ với người Việt sinh sống bên đó.

Nhiều người cho biết tiền giả được chào bán gần như công khai ngay tại các chợ Lũng Vài, Pò Chài (giáp với khu vực Hang Dơi, cửa khẩu Tân Thanh).  

Tiền polymer giả ngày càng giống tiền thật!

Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết:

"Trường hợp phát hiện tiền giả, nhân viên ngân hàng phải lập biên bản để xử lý. Nếu nói nhân viên ngân hàng đưa tiền giả ra thì phải có chứng cứ, do đó khi giao dịch với ngân hàng, khách hàng nên kiểm tra tiền trước khi rời quầy.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo các ngân hàng cũng cần lưu ý đến vấn đề đạo đức của những nhân viên. Để tránh rủi ro tiền giả, các doanh nghiệp, cá nhân nên thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng".

Ông Nguyễn Văn Toản, Cục phó Cục phát hành kho quỹ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đối tượng mà bọn lừa đảo thường hay nhắm tới là những người dân thường, đặc biệt là người sống ở khu vực nông thôn.

Do đó, điều quan trọng là người dân phải có ý thức kiểm tra cẩn thận mỗi khi nhận tiền. Trước hết là phải quan sát thật kỹ và nắm được những nét cơ bản của tiền thật để có thể hình thành các phản xạ mỗi khi sờ vào tiền.

Ngoài ra nên tìm các tài liệu của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phân biệt tiền thật, tiền giả.

Theo VTV

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.