Cần cân nhắc việc bán thương hiệu Việt cho nước ngoài

TP - Việc thoái vốn nhà nước khỏi Tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một thương vụ rất thành công về mặt kinh tế. Tuy nhiên, không ít chuyên gia cảnh báo chúng ta đang cổ phần hóa bằng mọi giá khi bán đi những thương hiệu Việt tốt nhất.

Đồng tình với việc phải thoái vốn ở những lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ, song bà Vũ Kim Hạnh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao đặt vấn đề: Liệu nhà nước có nhất thiết phải bán bằng được cho nhà đầu tư ngoại chứ không phải cho nhà đầu tư trong nước vì họ ít tiền hơn. “Bài toán chủ sở hữu thương hiệu cho quốc gia liệu có cần cân nhắc? Sau 7 năm vận động “Ưu tiên dùng hàng Việt” thì nay, những thương hiệu Việt mạnh nhất lại muốn đem bán hết, phải chăng vận động cho mạnh để... bán?”- bà Hạnh nói.

Dẫn câu chuyện của Sabeco, doanh nghiệp đang chiếm tới 41% thị phần bia nội, là một trong những thương hiệu mạnh nhất về hàng tiêu dùng ở Việt Nam, bà Kim Hạnh cho rằng, nên cân nhắc kỹ giữa những khoản tiền thu vội với giá trị lâu bền trong tương lai. “Vì sao ta không nghiên cứu bước đi của các nước ASEAN đang ra sức bồi đắp nội lực, nâng bước cho doanh nghiệp xứ họ đủ sức ra ngoài cạnh tranh với thế giới” - bà Hạnh trăn trở.

TS Đoàn Đình Hoàng - chuyên gia tư vấn thương hiệu cho rằng, việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là cần thiết và nhà nước không nên kinh doanh nữa - hãy là nhà nước kiến tạo và thu thuế. Thêm nữa, không nên đặt vấn đề đắt rẻ vì thị trường nào và ở thời điểm nào thì có giá đó. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chắc chắn sẽ gặp phải vấn đề định giá, nhưng một khi chúng ta có thể làm cho quá trình đó công khai, minh bạch, cạnh tranh thì vấn đề giá cả là của thị trường.

TS Đoàn Đình Hoàng cho rằng, doanh nghiệp Thái đã chiếm 54% cổ phần Sabeco nghĩa là họ đã ở thế áp đảo, họ có quyền quyết định mọi hoạt động của Sabeco từ kinh doanh, sản xuất đến nhân sự. Còn đối với công nhân, nếu trường hợp bị sa thải nghĩa là mô hình của Sabeco đã tự động hóa, hiện đại hóa; lúc đó công nhân sẽ phải tìm việc làm khác.

Đại diện công ty Sabeco cho biết, đến thời điểm này, mọi hoạt động tại công ty vẫn diễn ra bình thường.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chợ xưa, hóa đơn mới: Tiểu thương tập quen bấm máy thay ghi tay

Chợ xưa, hóa đơn mới: Tiểu thương tập quen bấm máy thay ghi tay

TPO - Sau một tháng áp dụng khởi tạo hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, nhiều hộ kinh doanh đã dần thích nghi, dù vẫn lúng túng với kê khai hàng tồn và minh bạch nguồn gốc. Ngành thuế cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu giải pháp đơn giản hơn, hỗ trợ những hộ có mức doanh thu thấp thực hiện nghĩa vụ thuế dễ dàng.
Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

Tổng giám đốc Novaland được mua hơn 4 triệu cổ phiếu ESOP

TPO - Tập đoàn Novaland dự kiến chào bán gần 49 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Novaland dự kiến được mua gần 4,2 triệu cổ phiếu ESOP. Hai phó tổng giám đốc là bà Trần Thị Thanh Vân và ông Cao Trần Duy Nam mỗi người được mua gần 2,7 triệu cổ phiếu.
Bất thường cổ phiếu LDG

Bất thường cổ phiếu LDG

TPO - Dù đang có tổng nợ vay lên tới 893 tỷ đồng, ghi nhận lỗ luỹ kế hơn 1.375 tỷ đồng và từng bị nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục nhưng cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư LDG vẫn tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ 2.500 đồng lên 3.470 đồng/cổ phiếu.