Cần đầy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công ích

 Cần đầy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công ích
Thực tế cho thấy, ở đâu có sự tham gia của tư nhân gắn với minh bạch hóa thì ở đó chất lượng dịch vụ được nâng cao, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là người dân. Tuy nhiên tại nhiều địa phương hiện nay việc tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công chưa nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng này, nút nằm ở đâu. Những phân tích của TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia Tài chính trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp làm rõ thêm về thực trạng này.

Trước tiên xin cảm ơn TS Vũ Đình Ánh đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Việc tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công ích sẽ mang lại những lợi ích gì cho xã hội thưa ông?

Cái lợi ích đầu tiên ở đây là chúng ta không còn giữ thế độc quyền ở khu vực nhà nước. Bởi vì dù nhà nước là khu vực chuyên cung cấp dịch vụ công, và cung cấp dịch vụ công là một trong những chức năng cơ bản của nhà nước. Tuy nhiên do thế độc quyền của nhà nước nên nó sẽ phát sinh các vấn đề về hành chính quan liêu, hay thậm chí là không quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ công. Do đó đầu tiên tôi cho rằng quan trọng nhất là tư nhân tham gia dịch vụ công sẽ tạo ra sự cạnh tranh nhất định mang tính thị trường.

Dù nhiều lợi ích, tuy nhiên tỷ lệ tư nhân tham gia dịch vụ công ích vẫn còn khá khiêm tốn. Ông có thể cho biết nguyên nhân tại sao?

Cái dịch vụ công như đã nói là chức năng, nhiêm vụ của nhà nước phải đáp ứng các dịch vụ đó cho xã hội và cái chi phí nó phải hợp lý, thậm chí là tương đối thấp để đáp ứng các yêu cầu một lượng rất lớn cư dân. Đặc biệt là có rất nhiều đối tượng thụ hưởng khác nhau và có nhiều đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi. Chính vì việc mà nó đa dạng đối tượng như vậy nó làm cho việc tính toán chi phí hình thành dịch vụ công nó cũng tương đối khó khăn. Vì từ trước đến nay chủ yếu là nhà nước làm thôi và có những định mức tiêu chuẩn của nhà nước. Nhưng những định mức đó có thể nó phù hợp, có thể có rất nhiều năm rồi chưa được chỉnh lý, được điều chỉnh. Và thực sự khu vực kinh tế tư nhân họ thấy rằng là nếu họ bỏ chi phí đầu tư ra để cung cấp dịch vụ công thì chưa chắc đã mang lại lợi nhuận cho họ.

Ngoài việc e ngại về hiệu suất lợi nhuận, thì còn những vướng mắc nào về chính sách khiến tư nhân chưa mặn mà với dịch vụ này không thưa ông?

Những cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để thực hiện sản xuất và kinh doanh cái dịch vụ công của chúng ta hiện nay nó vẫn chỉ mang tính định hướng chung chứ nó chưa mang cái quy định cụ thể. Và chính sự thiếu cụ thể đó nó lại làm cho cái việc có được hỗ trợ hay không hỗ trợ hoặc được hỗ trợ bao nhiêu, thời gian hỗ trợ như thế nào. Và nếu như một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì sẽ xử lý ra sao. Ai là người giải quyết và giải quyết thế nào nó cũng trở thành một bài toán rất khó. Tất nhiêu chúng tôi cũng nói rằng cái dịch vụ công đang ngày càng phát triển đa dạng phong phú và nó rất phức tạp, mà chúng ta vẫn chưa có cái quản lý, cũng như cơ sở dữ liệu để mà có được cái định mức và cách thức quản lý một cách phù hợp. Đó là nguyên nhân rất cơ bản để cho các dịch vụ công khi mà đưa cho các thành phần kinh tế khác, hay như chúng ta nói là xã hội hóa để người ta thực thi thì thực sự là còn rất nhiều vấn đề. Mà những doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế người ta cảm thấy không an tâm khi tham gia thực hiện và cung ứng dịch vụ công.

 Cần đầy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công ích ảnh 1  

Vậy thì để khuyến khích khối doanh nghiệp tư nhân tham gia đấu thầu dịch vụ công ích, chúng ta cần phải có những giải pháp như thế nào thưa ông?

 Trước hết là cần phải xóa độc quyền. Mỗi địa phương cần phải dựa trên cơ sở luật đấu thầu của nhà nước cũng như chủ trương xã hội hóa của mỗi địa phương các lãnh đạo các đơn vị cần phải xây dựng những phương án thật là minh bạch về yêu cầu tham gia đấu thầu cũng như lĩnh vực cần phải đấu thầu. Bên cạnh đó đặc biệt cần phải làm rõ các quy trình cũng như là công tác tổ chức thầu sao cho thật là minh bạch thật là công bằng, tránh tất cả các trường hợp gọi là thông thầu  hoặc là đấu thầu hình thức đặc biệt là cái việc gọi là lạm dụng chỉ định thầu. Ngoài ra một số yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân đó là nên có sự châm trước cho họ nhất là khi các doanh nghiệp đó chưa có các hợp đồng thầu và họ chưa tham gia các dịch vụ lần đầu như vậy họ sẽ rất khó đầu tư để có được những quy mô những điều kiện để có thể tham gia đấu thầu như các doanh nghiệp nhà nước vì thế mà quá trình thầu hoặc tổ chức đấu thầu phải tính đến các điều kiện này để tránh trường hợp loại khỏi cuộc chơi ngay từ đầu những doanh nghiệp tư nhân.

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG