Cần mở rộng biên độ tỉ giá

Cần mở rộng biên độ tỉ giá
Nếu không giảm giá USD, lưu thông tiền tệ sẽ còn bị ách tắc, lạm phát gia tăng - đó là nhận xét của PGS-TS Trần Hoàng Ngân - thành viên HĐ Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
Cần mở rộng biên độ tỉ giá ảnh 1

Theo ông, vì sao các NH lại xảy ra tình trạng thiếu VND mua USD và tỉ giá giao dịch thực tế thấp hơn nhiều so với công bố?

Việc điều hành tỉ giá chưa linh hoạt và chưa phản ánh được cung - cầu thị trường. Áp lực giảm giá USD so VND đang rất lớn. Nếu VN không điều chỉnh giảm giá USD kịp thời, hàng hoá NK trở nên đắt giá, lạm phát thế giới tràn vào, lưu thông tiền tệ tiếp tục bị ách tắc. Vì vậy, phải chấp nhận USD giảm giá sâu trong ngắn hạn ở mức có thể kiểm soát.

Trong 12 tháng qua, USD suy yếu và giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác như EUR, YEN, GBP... nhưng tại VN, năm 2007 USD lại tăng 0,08% so với VND. Trong 2 tháng đầu năm 2008, USD chỉ giảm 0,34% và đến giữa tháng 3.2008 chỉ giảm 0,58%. NHNN đã tăng biên độ tỉ giá giao dịch và điều chỉnh tỉ giá liên NH, nhưng trên thực tế vẫn không theo kịp đà giảm giá USD trên thế giới.

Làm thế nào để giải quyết tình trạng mất cân đối cung - cầu USD kéo dài từ nhiều tháng qua, thưa ông?

Trên thực tế, ta vẫn nhập siêu. Lượng USD thừa có từ vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối, du lịch. Khối lượng USD trong dân cũng rất lớn, nay giá USD giảm, họ bán ra làm tăng thêm áp lực cung - cầu. Vì vậy, NHNN cần mở rộng biên độ tỉ giá giao dịch, có thể là 2%, và tiếp tục điều chỉnh tỉ giá liên NH. Nhưng trước đó, NH phải mua hết USD cho nhà XK.

Về lượng USD tiền mặt trong dân, NHNN cần có chính sách thoáng hơn, cho phép NHTM mua theo giá thoả thuận ngoài biên độ (như thí điểm tại Eximbank) để vừa giải quyết nhu cầu bán USD, vừa góp phần giảm USD hoá.

Mặt khác, Chính phủ phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước với lãi suất cao để thu USD về. Nhưng sau đó có thể điều chỉnh tuỳ theo tình hình. Giá có giảm, có tăng sẽ không tạo áp lực bán USD. Về dài hạn, USD sẽ tăng giá và có lợi cho XK. Kinh tế Mỹ đang chuyển từ suy yếu sang suy thoái, nhưng dự báo đến cuối năm nay sẽ phục hồi, FED sẽ tăng lãi suất.

Nhiều người đang e ngại nếu USD giảm giá sâu, các DN XK sẽ lao đao nhiều hơn, thâm hụt cán cân thanh toán sẽ nghiêm trọng hơn. Đâu là biện pháp tháo gỡ, thưa ông?

Việc giảm giá USD sẽ ảnh hưởng đến XK, tôi đề nghị sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ. Đối với các mặt hàng lương thực, thuỷ sản, giá thị trường thế giới tăng mạnh nên vẫn có thể tự lực.

Đối với các mặt hàng XK chủ lực khác, Nhà nước hỗ trợ thông qua xúc tiến thương mại, ưu tiên mua USD có nguồn gốc từ XK, dùng các cơ chế tín dụng như ưu tiên cho vay XK, hỗ trợ lãi suất...

Về phía các DN, nên tăng cường thống kê, dự báo và các công cụ phái sinh và đa dạng hoá ngoại tệ trong XK để phòng ngừa rủi ro tỉ giá.

Theo Trung Phương
 Lao động

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.