Cạnh tranh cùng phát triển

Cạnh tranh cùng phát triển
Doanh nghiệp Viễn thông tại Quảng Nam:

Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước

Doanh nghiệp Viễn thông tại Quảng Nam:

Cạnh tranh cùng phát triển

Tỉnh Quảng Nam, hiện có hơn 1,2 triệu thuê bao điện thoại, trong đó gần 200.000 thuê bao cố định, 1 triệu thuê bao di động, là thị trường tiềm năng khiến cho các doanh nghiệp viễn thông đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt để chiếm lĩnh thị phần.

Thị trường viễn thông ở Quảng Nam rất tìm năng
Thị trường viễn thông ở Quảng Nam rất tìm năng.

Bất cứ doanh nghiệp viễn thông nào cũng có chiêu thức để thu hút khách hàng, chẳng hạn tung ra nhiều chiêu khuyến mãi; thường xuyên đổi mới, cải tiến chất lượng kỹ thuật dịch vụ; đưa ra nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng tiềm năng và lâu năm; kể cả chung tay làm từ thiện vì cộng đồng... . Về vấn đề này, theo ông Nguyễn Hữu Lộc, Giám đốc Chi nhánh viễn thông Quảng Nam cho biết, trước kia, khi chưa có cạnh tranh mạnh, sức ì của doanh nghiệp rất lớn. Chính sự cạnh tranh này đã tạo động lực thúc đẩy nhà mạng phát triển, họ sẽ quan tâm đến việc xây dựng - phát triển hạ tầng, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Tại Quảng Nam hiện có 11 nhà mạng được cấp phép kinh doanh trên lĩnh vực viễn thông, trong số đó 8 doanh nghiệp có đầu số gồm: VNPT Quảng Nam, Chi nhánh Viettel, Chi nhánh MobiFone, EVN Telecom Quảng Nam, Chi nhánh Vinaphone, Beeline, S-Fone, G-tel và Vietnam Mobile.

Làm sao tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng trên thị trường viễn thông? Theo ông Lộc, đối với nhà mạng mới đăng ký, chỉ chấp nhận đơn vị nào thực sự đủ tiêu chuẩn, chứ không phải theo cơ chế xin cho. Quan trọng hơn là việc xây dựng trạm thu phát sóng (BTS) hiện gặp nhiều khó khăn, nhà mạng có khi phải phối hợp dùng chung hạ tầng. Thị trường di động Quảng Nam từ lâu không còn là “cái bánh” để các doanh nghiệp chia nhau. Ngược lại, ai không giữ được thị phần thì tất yếu bị mất. Thị trường đã bão hòa, cạnh tranh sẽ gay go hơn nữa. Điều đó đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm nhiều vì tập trung đầu tư mạnh vào công tác chăm sóc khách hàng, khuyến mãi. Tuy nhiên, theo ông Trần Việt Dũng, Giám đốc Chi nhánh MobiFone Quảng Nam cho biết, cũng từng xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như việc gây nghẽn cho mạng khác, nhà mạng hạ thấp uy tín của nhau... trong kinh doanh. Nhưng gần đây, tình trạng đó giảm đáng kể.

Nắm bắt được nhược điểm này, các doanh nghiệp viễn thông đặt giải pháp chất lượng, dịch vụ và đổi mới cách thức, thái độ phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Với Chi nhánh VNPT Đại Lộc, thời gian tới đơn vị này sẽ quy hoạch lại mạng lưới, nâng cao thiết bị đầu cuối phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đẩy mạnh chính sách khuyến mại và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, nhà mạng sẽ thường xuyên tham khảo ý kiến của khách hàng tiềm năng bởi đó là những ý kiến quan trọng, có ích. Cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phân vùng khu vực: khu vực nào dùng 3G, Video call, ADSL... Ở khu vực xa, cách trở về điện lưới, đơn vị sẽ chuẩn bị hệ thống pin mặt trời, máy nổ nhằm ứng phó sự cố. Gần đây, nhiều nhà mạng, đặc biệt là Beeline đã hướng tới việc tiếp thị, chăm sóc đối tượng khách hàng tiềm năng là học sinh, sinh viên bằng hình thức tặng sim, tặng thẻ khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Theo Sở TT-TT tỉnh Quảng Nam, việc thị trường viễn thông Quảng Nam thu hút số đông nhà mạng cạnh tranh sẽ có lợi cho người tiêu dùng, họ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về giá cước thuê bao, về khuyến mãi. Thực tế, tiềm năng viễn thông Quảng Nam còn khá lớn, bằng chứng là mỗi năm, có thêm nhiều doanh nghiệp yêu cầu phát triển mạng lưới, thuê bao. Ngoài ra còn hỗ trợ, vận động các doanh nghiệp dùng chung trạm BTS để tiết kiệm chi phí xây dựng, lắp đặt và thuận lợi cho công tác chỉ đạo, quản lý. Bên cạnh đó, sở luôn khuyến cáo các đơn vị chấp hành nghiêm túc Luật Cạnh tranh, chống tình trạng bán phá giá, khuyến mãi tùy tiện, gây ảnh hưởng đến thị trường viễn thông tỉnh nhà.

Phúc Đạt

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG