Cấp phép tòa nhà 8B Lê Trực: Đi ngược yêu cầu giảm tải nội đô?

Công trình 8B Lê Trực, Hà Nội thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Như Ý
Công trình 8B Lê Trực, Hà Nội thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Như Ý
TP - Ông Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở QHKT Hà Nội trao đổi với Tiền Phong xung quanh việc quản lý quy hoạch, cấp phép cho dự án tòa nhà 8B Lê Trực, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận.

Thưa ông, hiện nay nhiều ý kiến cho rằng khu vực của dự án số 8B Lê Trực không được xây cao như vậy?

Trong quy hoạch chung 108 năm 1998 không nói cụ thể chiều cao của công trình. Quy hoạch chung chỉ nói đến chức năng, thống nhất về dân số, định hướng chung đủ đảm bảo về hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật. Quy hoạch quận Ba Đình chỉ nói đến chỉ tiêu cơ bản, tầng cao trung bình. Có nghĩa quy hoạch nói đến tầng cao của cả khu vực này thôi chứ không bao giờ quy định tầng cao tối đa, mà tùy vào từng vị trí dự án được phê duyệt. Riêng về tầng cao cụ thể cho công trình này thì chịu trách nhiệm phải do thiết kế đô thị và tổ chức không gian và phải tùy thuộc vào một số căn cứ quy hoạch khác nữa như quy hoạch tầng cao khu vực nội đô, tạo điều kiện di dời nhà máy may Lê Trực ra khỏi nội đô...

Ông nghĩ sao khi một số ý kiến cho rằng công trình này “nhòm” vào Lăng Bác?

Có ý kiến cho rằng, với 18 tầng thì từ công trình có thể “nhòm” vào được các công trình trong khu vực Trung tâm Quảng trường Ba Đình, vào Lăng Bác thì thực tế không có lý thuyết hay quy hoạch nào nói thế cả. Bởi bản thân công trình này nằm ngoài ranh giới của Trung tâm Ba Đình. Điều quan trọng là không nên đặt vấn đề này ra vì với kỹ thuật hiện đại như bây giờ thì đâu đâu cũng có thể “nhòm” vào được! Đối với khu vực Quảng trường Ba Đình thì các công trình đã có tuân thủ về chiều cao nhưng ra ngoài khu vực này thì quy định khác. Vậy chuyện “nhòm” vào đâu đó chỉ là suy đoán mà thôi.

Về vấn đề tầm nhìn đối với các công trình như Lăng Bác, tòa nhà Quốc hội…, là những vấn đề cần quan tâm nhưng không phải là căn cứ pháp lý.

Trong quy hoạch chung đều yêu cầu giảm tải nội đô. Vậy cấp phép cao tầng công trình này có đi ngược mục tiêu trên không, thưa ông?

Chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Thứ nhất ở đây là công trình hỗn hợp đa năng, trong đó có chức năng nhà ở. Từ quy hoạch chung năm 1998 đến quy hoạch năm 2011 đều nói giảm dân số ở khu nội đô lịch sử. Như thế với dự án này thì căn cứ chủ trương nào cho phép tăng dân số ở đây? Đây là vấn đề cần được xem xét để tuân thủ định hướng mà quy hoạch đã định ra. Thứ hai là phải làm rõ việc chấp hành quy hoạch, giấy phép, trật tự xây dựng…

Ở đây cần xem xét công trình này có thuộc diện được chấp thuận triển khai sau yêu cầu tạm dừng của Thủ tướng năm 2009 không? Bởi trước năm 2009 không đặt vấn đề hạn chế chiều cao, lúc đó Hà Nội chỉ đặt ra trong lòng giữa thì thấp còn lại sẽ có những công trình cao tầng ở một số tuyến, khu vực để tạo điểm nhấn. Nội dung này cũng được thành phố và các Bộ ngành chấp thuận…

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.