Cấp visa tự động đối với 12 mã hàng dệt may sang Mỹ

Cấp visa tự động đối với 12 mã hàng dệt may sang Mỹ
Bộ Thương mại thực hiện cấp visa tự động 12 mã hàng dệt may xuất sang thị trường Mỹ năm 2005. Việc xuất khẩu tự động sẽ dừng lại khi tỷ lệ thực hiện của mỗi chủng loại đạt 80%.
Cấp visa tự động đối với 12 mã hàng dệt may sang Mỹ ảnh 1
Việc cấp visa tự động cần được Bộ Thương mại quản lý chặt

Theo thông báo số 0757/TM ban hành hôm 30/6, 12 chủng loại hàng (Cat) được cấp visa tự động gồm 200, 301, 332, 341/641, 345, 351/651, 352/652, 359-C/659-C, 447, 620, 632 và 645/646. Đa số các mã này, tỷ lệ thực hiện hạn ngạch rất thấp, cao nhất là Cat 620 cũng chỉ đạt 43,04% tổng nguồn.

Bộ Thương mại cho biết, khi số lượng cấp visa tự động của một chủng loại hàng nêu trên đạt 80% hạn ngạch năm 2005, việc cấp tự động đối với chủng loại hàng đó sẽ dừng.

Nếu tỷ lệ này là trên 70%, liên bộ bắt đầu theo dõi và quản lý chặt việc thực hiện hạn ngạch để ra quyết định thời gian dừng cấp visa tự động, tính toán cách giao số quota còn lại cho phù hợp.

Phương án xuất khẩu tự động vẫn vấp phải sự phản đối gay gắt của một số doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị tư nhân có quy mô vừa và nhỏ ở phía Nam.

Theo những doanh nghiệp này, cấp visa tự động có thể dẫn tới nguy cơ chuyển tải bất hợp pháp, sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ và tiêu chuẩn hạn ngạch của Việt Nam để xuất khẩu hàng của một nước thứ ba.

Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dệt may, vốn đang tăng trưởng rất chậm từ đầu năm tới nay. Bộ Thương mại cho biết sẽ kiểm soát chặt và có biện pháp xử lý mạnh tay với các trường hợp gian lận.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam chỉ đạt 2,052 tỷ USD, tăng vỏn vẹn 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu xuất khẩu đối với ngành hàng này trong cả năm nay là 5,2 tỷ USD.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.