Cây xăng biên giới có thể chỉ mở ban ngày

Buôn lậu xăng dầu qua biên giới Tây-Nam bằng đường thủy Ảnh: ĐD
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới Tây-Nam bằng đường thủy Ảnh: ĐD
TP - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tại cuộc họp về quản lý xăng dầu chiều qua (14-3), tại TPHCM.

>> Mua xăng dầu nhiều phải có giấy xác nhận

Buôn lậu xăng dầu qua biên giới Tây-Nam bằng đường thủy Ảnh: ĐD
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới Tây-Nam bằng đường thủy.
Ảnh: ĐD.

Tại biên giới Tây Nam, trước khi điều chỉnh giá bán, giá xăng dầu trong nước thấp hơn Campuchia 5.000 – 6.000 đồng/lít, hiện mức chênh lệch vẫn ở mức 2.000 – 3.000 đồng/lít.

Theo bà Đàm Thị Huyền, Phó TGĐ Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex), mức chênh lệch ngày một lớn là động lực thúc đẩy hoạt động buôn lậu tại vùng biên. Khu vực nóng nhất trong hoạt động buôn lậu xăng dầu là Quảng Ninh, Quảng Trị, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang..., đặc biệt trên các vùng biển.

Bộ Công Thương cho biết, số lượng xăng dầu bán ra trong 1 tháng của cửa hàng khu vực biên giới khoảng 200.000 lít, tăng gấp 2 lần so với những tháng đầu năm do các hoạt động buôn lậu. Các đầu nậu thường tổ chức thuê mướn cư dân biên giới vận chuyển xăng dầu lậu qua biên giới bằng nhiều phương tiện.

Với số tiền lãi từ 2.000 – 3.000 đồng/lít, mỗi ngày một người có thể vận chuyển từ 100 – 200 lít bằng phương tiện xe đạp thồ hoặc xe gắn máy. Một số đối tượng khác còn dùng xe tải, xe kéo có dung tích bình xăng lớn, đổ đầy xăng rồi chạy qua biên giới tấp vào rừng cao su đổ cho đầu nậu...

Một người tham gia buôn lậu xăng dầu có thể thu tiền triệu mỗi ngày. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Tôn Hoàng cho rằng, lượng xăng dầu chảy qua biên giới chẳng khác nào rót ngân sách nuôi nước ngoài.

Đề xuất nâng giá bán trong nước lên ngang bằng với các nước láng giềng nhận được sự đồng tình của nhiều đại diện cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Theo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, với giá bán hiện nay họ vẫn đang phải bù lỗ 1.000 – 1.500 đồng/lít, nếu không được tăng giá sẽ khó đảm bảo được sự điều tiết theo các chính sách chống buôn lậu hiện nay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, biện pháp tăng giá không phải là tối ưu trong thời điểm này. Vì theo lộ trình, tới năm 2012, xăng dầu cùng với than, điện mới được quản lý theo cơ chế thị trường.

Hiện các doanh nghiệp xăng dầu cũng đã được hỗ trợ rất nhiều về thuế, nguồn cung ngoại tệ... nên không thể liên tục điều chỉnh tăng giá. Tháng 3 này, Bộ Công Thương sẽ ban hành Quy chế Kinh doanh xăng dầu tại các vùng biên giới, tính đến biện pháp mở cửa các cửa hàng xăng dầu dọc biên giới từ 6 giờ đến 18 giờ hằng ngày và sàng lọc cây xăng, điểm bán không hiệu quả...”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.