CEO startup gọi vốn 3 triệu USD muốn đi đầu trong cách mạng bán lẻ 4.0

Ứng dụng Clingme cung cấp thông tin “cá nhân hóa” dựa trên nhu cầu khác nhau của người dùng
Ứng dụng Clingme cung cấp thông tin “cá nhân hóa” dựa trên nhu cầu khác nhau của người dùng
TPO - CEO Clingme, start-up tại Việt Nam đã huy động được số vốn trên 3 triệu USD trong 5 năm trở lại đây, cho hay sẽ thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới để trở thành doanh nghiệp công nghệ đi đầu trong cuộc cách mạng bán lẻ 4.0 tại Việt Nam.  

Ông Trần Hải Quang, CEO Clingme cho hay, trong bối cảnh 95% giao dịch bán lẻ tại Việt Nam là giao dịch trực tiếp, mô hình kinh doanh O2O (Online to Offline) ngày càng giao thoa và bổ trợ nhau, giúp việc kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Hiện ứng dụng mua sắm Clingme đang đi đúng theo mô hình kinh doanh này và kỳ vọng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu cho xu thế O2O ở Việt Nam.

Hiện Clingme đã ký hợp đồng với nhà bán lẻ để giới thiệu khách hàng tới mua sắm. Khách hàng do Clingme giới thiệu sẽ nhận được ưu đãi thông qua % tiền mặt được hoàn lại (cashback) khi mua sắm.

Nhà bán lẻ sẽ trả cho Clingme tiền cashback và phí hoa hồng theo doanh số Clingme giúp tạo ra. Người dùng Clingme có thể tìm các cửa hàng có ưu đãi cashback gần mình nhất khi mua sắm. Clingme cũng chủ động đưa các gợi ý về các địa điểm khách hàng nên tới theo sở thích, thói quen tiêu dùng, mức chi tiêu của mỗi người, và đặc biệt dựa trên hoàn cảnh cụ thể (ví dụ giờ ăn trưa, thời tiết, dịp quan trọng của chính cá nhân người dùng…)

Điểm khác biệt, theo ông Hải, là đối với người tiêu dùng, Clingme cá nhân hóa được màn hình điện thoại cho từng nhóm người dùng. Theo đó, ở cùng một địa điểm, các nhóm người dùng sẽ nhận được các gợi ý mua sắm khác nhau, đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tiện lợi và thông minh nhất.

Còn đối với các doanh nghiệp bán lẻ, ứng dụng Clingme xây dựng các công cụ phân tích hành vi mua sắm dựa trên dữ liệu của khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp bán lẻ có cách thức tiếp cận đúng khách hàng có nhu cầu và xây dựng một đội ngũ bán hàng số thông minh, tiết kiệm được chi phí vận hành và tăng doanh thu.

Ngoài tính năng Cashback, Clingme còn đem đến cho người dùng nhiều tính năng tiện ích khác như: tính năng “Gần tôi” giúp người dùng tìm kiếm nhà hàng, cây xăng, cột ATM..ở gần nhất; tính năng “Nạp tiền điện thoại” giúp khách hàng mua thẻ, thanh toán tiền điện thoại bằng chính tiền cashback tích lũy hoặc từ tài khoản ngân hàng liên kết; tính năng “Đặt hàng” với thao tác đặt giao hàng đơn giản, và đặc biệt đơn hàng được cam kết sẽ giao trong vòng 30 phút sau khi đơn hàng được xác nhận; tính năng “Đặt chỗ” và “Thanh toán” với QRcode đem đến trải nghiệm tiện lợi và đơn giản.

Ông Hải cũng cho hay, Clingme kỳ vọng sẽ trở thành người dẫn đường cho 20 triệu người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam tới những địa điểm phù hợp với nhu cầu của họ và hướng tới là doanh nghiệp công nghệ đi đầu trong cuộc cách mạng bán lẻ 4.0 tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.