CEO Trần Vân Anh và triết lý khác biệt trong ngành cung ứng nhân lực

Trong dịch COVID-19, Vân Anh là cộng sự đắc lực của GS Trần Ngọc Phúc trong hành trình mang máy thở MV20 về Việt Nam
Trong dịch COVID-19, Vân Anh là cộng sự đắc lực của GS Trần Ngọc Phúc trong hành trình mang máy thở MV20 về Việt Nam
TP - “Công tác cung ứng nhân lực không chỉ là ngành dịch vụ mà còn là sứ mệnh phát triển chất lượng nguồn nhân lực Việt. Các đối tác phải coi người lao động Việt như tài sản quý giá của công ty”, nữ TGĐ Cty cổ phần đầu tư và nhân lực số 1 Hà Nội Trần Vân Anh quan niệm. 

Nhân lực là nhân tài 

Tốt nghiệp Đại học Osaka theo diện học bổng của Chính phủ Nhật Bản năm 2008, CEO Trần Vân Anh mang trong mình sự cảm thụ sâu sắc về tinh thần lao động của người dân xứ Mặt trời mọc. Trở về Việt Nam với khát khao cống hiến cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nước nhà, chị sáng lập Công ty cổ phần Đầu tư và Nhân lực số 1 Hà Nội (viết tắt là HANOIHR) với sứ mệnh “Công tác cung ứng nhân lực không chỉ là ngành dịch vụ mà còn là phát triển chất lượng nguồn nhân lực Việt”.

Bởi thế, lao động được tuyển chọn và cung ứng bởi HanoiHr luôn được chú trọng về thái độ và tác phong làm việc. Vân Anh quan niệm: “Các đối tác phải coi trọng người lao động Việt như tài sản quý giá của công ty – xí nghiệp”.

Đó cũng là lý do mà hơn 40% nhân sự của Hanoihr đều là thực tập sinh trở về nước. Điều khiến Vân Anh luôn tự hào về sự nỗ lực để làm tăng thêm giá trị nguồn nhân lực và biến họ trở thành những nhân tài góp ích vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Trong bối cảnh ngành cung ứng nhân lực có nhiều cạnh tranh, HanoiHr lựa chọn một hướng đi khác biệt. Công ty dành thời gian và tâm huyết cho công tác đào tạo, từ việc tuyển chọn đầu vào khắt khe, đến đánh giá sức khỏe, ngoại hình, khả năng tư duy...Đặc biệt, là việc đào tạo ngoại ngữ, văn hóa và tác phong làm việc cho người lao động.

Người đứng đầu của HanoiHr cũng không ngừng nghiên cứu các mô hình giáo dục để đào tạo các thực tập sinh tốt nhất. Thậm chí, cô còn tự tay soạn thảo giáo trình riêng cho từng đối tượng, ngành nghề phù hợp với nhu cầu của đơn vị tiếp nhận phía Nhật.

Tâm sự về dự định sắp tới, Vân Anh cho biết, HanoiHr đang lên kế hoạch mở rộng việc xúc tiến thương mại để hỗ trợ các đối tác Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, cô cũng sẽ hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho các bạn thực tập sinh tại các công ty Nhật đang đầu tư tại Việt Nam sau khi về nước, để tăng thêm giá trị một lần nữa cho người lao động.

“Nhật Bản vẫn còn có nhu cầu về nhân lực khoảng 20 năm nữa. Hiện nay, có thể một số đơn vị đang chệch choạch trong hướng đi khiến thị trường có những xáo trộn nhất định. HanoiHr sẽ tiên phong xây dựng một hình ảnh mới trong lĩnh vực: Đặt chất lượng lên hàng đầu, với mức phí hỗ trợ tối đa cho các bạn thực tập sinh”, Vân Anh chia sẻ.  

CEO Trần Vân Anh và triết lý khác biệt trong ngành cung ứng nhân lực ảnh 1  Đối với Vân Anh, thành công nhất là nhận được sự chia sẻ, ủng hộ của đội ngũ cộng sự 
Dám thử, dám thất bại, thành công sẽ tới

Thành công của HanoiHr được xem đến từ sự dẫn dắt của nữ CEO tài năng, tâm huyết Trần Vân Anh, cùng đội ngũ cộng sự yêu nghề.

Cho đến nay, mỗi năm HanoiHR đưa được khoảng 2.000 nhân lực sang Nhật làm việc, và luôn lọt top những công ty phái cử có chất lượng thực tập sinh tốt nhất.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, hoạt động của các công ty phái cử bị ảnh hưởng rất nặng nề. Hầu hết nhân sự trong ngành đều rơi vào cảnh thất nghiệp. Nhưng với Vân Anh, đây là quãng thời gian cô có nhiều trải nghiệm ý nghĩa nhất. Nữ CEO không chịu ngồi yên đợi khó khăn trôi qua, thay vào đó, cô dấn thân vào các dự án xã hội. Ít ai biết, Vân Anh chính là người kết nối thành công cho việc tài trợ 2.000 máy thở MV 20 của GS Trần Ngọc Phúc về với người dân Việt Nam. 

“Mình có duyên được gặp chú Phúc với tư cách chú là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản. Trong thời điểm dịch COVID-19, chú có tâm sự với mình: Đại dịch bùng lên, máy thở là điều tất yếu để cứu người. Việt Nam cần máy thở để chống dịch, nếu không dễ xảy ra tình trạng đáng tiếc. Do vậy, bác rất trăn trở tìm cách đưa máy thở về nước.

Sau đó, mình có chia sẻ tâm tư này với các mạnh thường quân thì rất may, mình được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Trường Đại học Văn Lang nhận lời chung sức tài trợ cho dự án. So với tâm huyết của bác Phúc, cũng như tấm lòng các nhà tài trợ, công sức của mình rất nhỏ. Nhưng mình thấy rất vui vì làm được điều ý nghĩa cho xã hội”, Vân Anh chia sẻ.

Nữ CEO không chỉ là một người truyền cảm hứng, mà còn là một tấm gương mẫu mực về sự nỗ lực, cống hiến. Cô quan niệm, trong lúc khó khăn hãy làm những việc mình thích, dành năng lượng tích cực cho những điều tốt đẹp.

Chính vì thế, những dự án mới vì cộng đồng của Vân Anh xuất hiện trong thời gian này như: Đầu tư phòng khám Nhật Bản tại Hà Nội với mong muốn đưa các phương pháp khám chữa bệnh tân tiến của Nhật Bản đến với người Việt Nam, hay xin được quỹ viện trợ nước ngoài để xây dựng trường học tiêu chuẩn quốc tế phi lợi nhuận dành cho trẻ em tự kỷ, khiếm khuyết về tâm lý.…đều đến từ cơ duyên giúp đỡ người khác mà ra.

“Trong mấy tháng dịch bệnh, mình mới thấy bản lĩnh hơn rất nhiều. Mình cũng luôn dặn nhân viên: Còn trẻ, cứ phải va vấp, thất bại nhiều đi rồi sẽ thành công”, Vân Anh nói.

Nhưng, đối với Vân Anh, thành công nhất là khi nhận được sự chia sẻ, động viên của các cộng sự trong công ty. “Khi mình bảo, tháng 9 công ty sẽ quay hoạt động trở lại. Các bạn bắt đầu dồn dập nhắn tin luôn sẵn sàng, chỉ chờ mình gọi về. Các bạn còn động viên: Công ty đang khó khăn, chúng em có thể không cần lương đến cuối năm nhưng chị nhất định phải cố gắng. Thậm chí, có bạn đang khởi nghiệp vẫn bảo, em sẽ thu xếp công việc để trở lại với chị.

Các bạn tuyệt vời đến mức mình không biết dùng lời nào để diễn tả. Mình rất tâm đắc câu nói "Chúng ta cùng làm, cùng gánh vác”. Lúc bình thường ai cũng có thể làm được với nhau, nhưng lúc khó khăn, ai sẽ cùng mình gánh vác?

Dịch bệnh có thể khiến các công ty bế tắc, đâu đó là phá sản. Nhưng với Hanoihr, chắc chắn mình phải phục hồi lại. Vì chẳng có lý do gì, với một đội ngũ cộng sự tâm huyết như thế, mình lại bỏ cuộc. Đó cũng là động lực thôi thúc mình phải cố gắng hơn nữa mỗi ngày”, nữ CEO tâm sự.

CEO Trần Vân Anh và triết lý khác biệt trong ngành cung ứng nhân lực ảnh 2 Trần Vân Anh không chỉ là một người truyền cảm hứng, mà còn là một tấm gương mẫu mực về sự nỗ lực, cống hiến


Nhật Bản vẫn còn có nhu cầu về nhân lực khoảng 20 năm nữa. Hiện nay, có thể một số đơn vị đang chệch choạc trong hướng đi khiến thị trường có những xáo trộn nhất định. HanoiHr sẽ tiên phong xây dựng một hình ảnh mới trong lĩnh vực: Đặt chất lượng lên hàng đầu, với mức phí hỗ trợ tối đa cho các bạn thực tập sinh”, Vân Anh chia sẻ. 

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.