CEO VP Bank: 'Không bất ngờ chuyện đối tác ngoại rút vốn'

CEO VP Bank: 'Không bất ngờ chuyện đối tác ngoại rút vốn'
Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết, OCBC đã chuẩn bị cho kế hoạch rút vốn từ trước và đây là cơ hội để ngân hàng chào đón đối tác ngoại mới.

CEO VP Bank: 'Không bất ngờ chuyện đối tác ngoại rút vốn'

Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh cho biết, OCBC đã chuẩn bị cho kế hoạch rút vốn từ trước và đây là cơ hội để ngân hàng chào đón đối tác ngoại mới.

VPBank ủng hộ việc cổ đông nước ngoài lớn nhất và duy nhất thoái vốn. Ảnh: HH
VPBank ủng hộ việc cổ đông nước ngoài lớn nhất và duy nhất thoái vốn. Ảnh: HH.
 

Ngân hàng Singapore Oversea-Chinese (OCBC) vừa quyết định thoái vốn khỏi VPBank sau 6 năm là đối tác chiến lược. Theo ông đâu là lý do?

Các nhà đầu tư thường có lý do riêng khi bỏ vốn vào bất cứ đâu, có khi là vì mục tiêu lợi nhuận hoặc nhằm củng cố hình ảnh hay xem đây là cách thức thâm nhập một thị trường mới… Với bất cứ lý do gì thì việc thoái vốn có thể xảy ra khi họ đã đạt được một trong số đó hoặc xác định chắc chắn không thể đạt được mục tiêu của mình.

Riêng về OCBC, tôi sẽ khó để đưa ra lý do của chính họ và chỉ họ mới đánh giá chính xác tính sinh lời sau khoản đầu tư vào VPBank. Tuy nhiên, chắc chắn là các bên khi mua và bán đều đạt được những mục đích, lợi ích, giá trị nhất định. Đương nhiên khi lợi nhuận của VPBank liên tục tăng qua các năm thì tất cả các nhà đầu tư đều có những cơ hội và triển vọng.

Ngoài ra, VPBank đánh giá cao những hỗ trợ của OCBC giai đoạn 2006-2010 và cũng mong các hoạt động của OCBC tại Việt Nam sau khi rút vốn vẫn đạt được những thành công như mong đợi.

Một năm trở lại đây, liên tiếp 2 cổ đông lớn là OCBC và Công ty Đầu tư Châu Thổ rút toàn bộ vốn khỏi ngân hàng. Là Tổng giám đốc, ông nhận định việc này thế nào?

Những năm qua môi trường kinh tế vĩ mô cũng như ngành ngân hàng có nhiều biến động, điều này dẫn đến việc các bên đều phải xây dựng, điều chỉnh và triển khai những chiến lược phát triển kinh doanh mới. Có thể vì vậy mà chiến lược của các bên cũng không còn phù hợp.

OCBC đã đồng hành cùng VPBank trong một giai đoạn dài. Tuy nhiên, từ cuối năm 2010, đầu năm 2011, OCBC đã rút toàn bộ đại diện của mình ở HĐQT và Ban điều hành VPBank. Hơn nữa, bản thân VPBank gần đây cũng bước vào công cuộc chuyển đổi mạnh mẽ và cũng có nhiều chiến lược quan trọng.

Sau khi OCBC thoái vốn, VPBank có dự kiến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài nào khác để thay thế không, đặc biệt khi "room" cho nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn 30% và có thể hơn nếu Chính phủ mở rộng?

Hội đồng quản trị VPBank ủng hộ việc cổ đông OCBC chuyển nhượng cổ phần, vì việc này sẽ giải phóng giới hạn góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng, chúng tôi sẽ có cơ hội tìm kiếm các đối tác chiến lược mới phù hợp hơn. Hiện tại đã có một số nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đang rất quan tâm, đã tiếp xúc và thương thảo với VPBank.

Vì sao tín dụng tại VPBank tăng trưởng tới 28% sau 9 tháng trong khi toàn ngành chỉ đạt hơn 6%? Tỷ trọng của dư nợ cho vay tại các nhóm khách hàng ra sao?

Trước hết phải nhấn mạnh, năm 2013 rất khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đây cũng là năm đầu tiên VPbank triển khai chiến lược kinh doanh 5 năm của mình. Trong chiến lược này, chúng tôi tập trung vào các phân khúc thị trường nhiều tiềm năng, chưa được khai thác nhiều như cho vay tiêu dùng cá nhân, bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế mà VPBank vẫn duy trì được sự tăng trưởng hợp lý và cao hơn thị trường (hơn 30%). Mức tăng trưởng lớn nhất này cũng tập trung vào các mảng kinh doanh mà ngân hàng xác định là trọng điểm nêu trên.

Tín dụng tăng ấn tượng là tin mừng nhưng cũng đáng lo bởi áp lực nợ xấu mới phát sinh rất lớn. Ông bình luận gì về việc này?

Nợ xấu là vấn đề lớn của toàn nền kinh tế, của cả ngành chứ không chỉ riêng của VPBank nên chúng tôi cũng không thể là ngoại lệ. Tuy nhiên, bản thân ngân hàng đã có chiến lược xử lý nợ xấu cụ thể và nghiêm túc với những giải pháp đồng bộ. Nợ xấu tồn đọng của VPBank sẽ được xử lý cơ bản trong 2-3 năm tới.

Song song với việc xử lý các khoản nợ xấu cũ thì HĐQT và ban điều hành cũng sẽ chú trọng kiểm soát nợ dưới chuẩn mới phát sinh. Chúng tôi đã thành lập Khối quản trị rủi ro và thiết lập một bộ máy xử lý nợ xấu chuyên biệt, từ hệ thống cảnh báo sớm cho đến xử lý các khoản nợ quá hạn. Do đó, VPBank có thể yên tâm khi thúc đẩy việc tăng trưởng tín dụng, hiện thực hóa mục tiêu chiến lược đề ra.

Tại sao thời gian vừa rồi VPBank tuyển dụng thêm nhiều nhân sự trong khi xu hướng hiện nay là thắt chặt chi phí hoạt động?

Trong năm 2013, VPBank tập trung vào việc tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí trong đó có chi phí nhân sự. Một lượng lớn nhân sự đã được xắp xếp lại và cắt giảm thông qua tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, mô hình ngân hàng bán lẻ mà chúng tôi nhắm đến luôn yêu cầu số lượng nhân sự lớn hơn. Giai đoạn đầu trong chiến lược dài hạn 5 năm khi VPBank đi sâu củng cố các hệ thống nền tảng, trong đó có nhân sự (chất lượng và số lượng) thì việc tuyển dụng thêm khoảng gần 10% tổng số nhân sự so với đầu năm 2013 vẫn là hợp lý. Số nhân viên tăng thêm chủ yếu nằm ở đội ngũ bán hàng, các bộ phận liên quan đến hệ thống nền tảng chủ chốt như vận hành, công nghệ, quản trị rủi ro.

Theo Thanh Thanh Lan
Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.