Chanh tăng giá sốc sau khi chặt cây làm... củi
TPO - Sau khi nhiều hộ dân chặt cây chanh làm củi do giá xuống quá thấp, thì hiện giá quả chanh đã tăng vọt. Trong khi đó, giá cam giảm ngay từ đầu vụ.

Nông sản tắc ở cửa khẩu Tân Thanh: Vì lẫn chôm chôm Thái Lan?
500 container nông sản ùn ứ tại Tân Thanh: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân
Vì sao 500 xe nông sản Việt Nam bị 'tắc' ở cửa khẩu Tân Thanh?
Thương lái Trung Quốc dừng thu mua, giá mít Thái rớt thảm
Người dân Bình Phước đổ xô trồng mít Thái vì lãi 'khủng'
Ngày 1/11, Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong tháng 10/2019, thị trường trái cây trong nước biến động tăng giảm khác nhau tùy chủng loại.
Vừa qua, giá chanh tăng cao do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tăng mạnh. Thực tế, vụ thu hoạch chanh năm 2018 giá xuống đáy, nhiều nông dân ở các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang... đã chặt chanh làm củi. Nếu năm ngoái, giá chanh chỉ đạt 2.000 - 3.000 đồng/kg, thì năm nay giá lại lên đến 15.000 -16.000 đồng/kg.
Một loại trái cây khác cũng nhiều lần “lên bờ xuống ruộng” là mít Thái. Hiện giá loại mít này tăng rất cao, nhiều nơi vẫn ồ ạt mở rộng diện tích, thậm chí chặt tiêu, điều…để trồng mít, dù đã được khuyến cao. Đến nay, Tiền Giang là địa phương có diện tích cây mít lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích hơn 6.000 ha.
Ngoài Tiền Giang, một số địa phương tại Đồng Tháp cũng đang lên tiếp trồng mít trên đất ruộng, hoặc phá bỏ các loại hoa màu, cây ăn trái khác để trồng mít. Hiện tại, mít Thái giá trên 50.000 đồng/kg, có thời điểm giá lên đến 70.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, điệp khúc “trồng chặt” với mít Thái có thể trở lại, khi hồi quý II/2019, giá mít “tuột dốc không phanh”; có thời điểm chỉ còn mức 8.000 - 15.000 đồng/kg, là mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua.
Giá mít Thái tụt dốc khiến không ít nhà vườn trồng loại trái cây này lo lắng, nhất là các hộ chặt tiêu, điều để trồng mít Thái trong nửa cuối năm 2018 và đầu năm 2019 - thời điểm bùng phát phong trào chuyển đổi sang trồng mít Thái ở Bình Phước.
Với mặt hàng thanh long, thời điểm đầu tháng 10/2019, nông dân ở Bình Thuận thu hoạch thanh long chính vụ để xuất khẩu. Mức giá thanh long dao động khoảng từ 5.000-8.000 đồng/kg, cao hơn so với chính vụ năm trước và trái cây được thương lái thu mua đều nên người làm vườn có lãi.
Thanh long Bình Thuận được thương lái và các doanh nghiệp thu mua chủ yếu để xuất khẩu qua Trung Quốc. Một lượng ít trái cây ở vườn VietGAP, GlobalGAP được xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Úc, Nhật Bản...
Tuy nhiên, gần đây tại cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, hàng trăm xe thanh long bị tắc do lượng xe đổ về quá lớn, gây cảnh ùn ứ. Hiện Hải quan đã phối hợp với các cơ quan tỉnh Lạng Sơn để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thông quan hàng hoá.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lưu ý, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản cần làm thủ tục khai báo chính xác các loại hàng xuất khẩu chính ngạch để tránh tình trạng bị ùn ứ, làm tăng chi phí, giảm chất lượng hàng nông sản.

Cùng chuyên mục

Lao động thất nghiệp đồng loạt chuyển sang chạy xe ôm

Hải quan bắt 803 vụ vi phạm, hàng hóa trị giá 519 tỷ đồng

Bộ Công Thương sắp nhận 536 tỷ đồng cổ tức từ Habeco

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TPHCM có lãnh đạo mới

Hà Nội hỗ trợ các quận, huyện cần ‘giải cứu’ nông sản

Cuối tuần, giá vàng tiếp tục giảm sâu

Bình Phước đề xuất xây sân bay, dân rầm rộ kéo nhau mua bán đất
