Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời

TPO - Khuôn viên chợ ngầm dưới lòng đất rộng hơn 5.000m2 có tên Sense Market, tọa lạc tại công viên 23/9, quận 1, TPHCM vắng khoe. Chỉ lác đác một vài quầy ẩm thực có khách, còn các gian hàng kinh doanh đồ lưu niệm, quần áo… khách đến mua sắm vắng dần trước thông tin di dời.

Sense Market là khu chợ ngầm dưới lòng đất đầu tiên tại TPHCM được khánh thành đầu năm 2017. Tuy nhiên, sau gần 2 năm đi vào hoạt động, UBND TPHCM chỉ đạo phải di dời khu chợ này trước ngày 30/4/2019, để trả lại mặt bằng cho công viên 23/9.

Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 1 Nhiều sạp rao sang lại

Trưa ngày 10/9, khuôn viên chợ ngầm dưới lòng đất rộng hơn 5.000m2 có tên Sense Market vắng hoe chỉ lác đác một vài quầy ẩm thực có khách, còn các gian hàng kinh doanh đồ lưu niệm, quần áo…khách đến mua sắm vắng dần trước thông tin di dời.

Sense Market chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2017. Tổng diện tích nơi đây khoảng 11.000m2, trong đó có 6.000m2 là bãi đỗ xe, phần còn lại là khu ẩm thực với 100 cửa hàng ăn uống và khu mua sắm với 400 gian hàng.

Bà Thu, chủ quầy hàng quần áo thời dài cho biết, may sẵn lô G cho biết, vừa mới sang sạp được 4 tháng nay hết 120 triệu đồng. Nhưng chưa kịp mừng vì có nơi buôn bán ổn định thì nhận tin thành phố lại mặt bằng chẳng khác nào “sét đánh ngang tai”.

“Trước đây, doanh thu mỗi tháng tầm 30 triệu đồng, nhưng từ khi nghe phong thanh có tin lấy lại mặt bằng, tôi lo lắng đến không còn tâm trí buôn bán. Vay mượn khắp nơi mới sang được mặt bằng nay, còn chưa hoàn vốn mà bị lấy lại tôi không biết lấy gì để nuôi con; rồi còn hàng tồn biết bán thế nào đây” – bà Thu nói mà chực khóc.

Cùng chung cảnh ngộ, bà Chi (63 tuổi) có 2 gian hàng bún đậu và bún chả Bà Hon cho biết, gian hàng đang kinh doanh khá ổn nhưng nghe mặt bằng sắp bị thành phố thu hồi khiến bà mất ăn mất ngủ mấy ngày qua.

Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 2 Khu vực nhà sách dưới chợ ngầm cũng đóng cửa, di dời

“Tôi đã đầu tư trang thiết bị đèn, tủ, bếp… và thuê quầy gần 200 triệu đồng, tiền đặt cọc hai quầy đã hết 50 triệu đồng. Trong khi đó, tôi mới chỉ ký hợp đồng, bán chưa được 2 năm. Giờ nếu ngưng bán, coi như mất trắng số tiền này” – tiểu thương lo lắng.

"Từ khi nghe phong thanh có tin lấy lại mặt bằng, tôi lo lắng đến không còn tâm trí buôn bán. Vay mượn khắp nơi mới sang được mặt bằng nay, còn chưa hoàn vốn mà bị lấy lại tôi không biết lấy gì để nuôi con; rồi còn hàng tồn biết bán thế nào đây", bà Thu nói.

Ông Lê Thanh Bình – Phó phòng kinh doanh Taka cho biết, hiện có 250 gian hàng kinh doanh quần áo tại khu vực này. Với phương châm tạo điểm mua sắm tin cậy, thu hút khách du lịch, tiểu thương đã làm rất tốt, buôn bán văn minh, lịch sự. Đồng thời, nơi đây cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người trước đây bán hàng rong, chợ “chạy”...

Theo Sở GTVT TPHCM, tổng diện tích công viên 23/9 là 109.000m2. Các công trình chiếm chỗ để làm dịch vụ kinh doanh, trong đó có khu chợ dưới lòng đất buộc phải đóng cửa trước ngày 30/4/2019. Đây là chủ trương của thành phố, nên các đơn vị phải thi hành để trả lại hiện trạng công viên theo đúng chức năng là phục vụ cộng đồng.

Được biết, Sở GTVT đã kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường TPHCM di dời các đơn vị kinh doanh đóng trên mặt bằng công viên 23/9. Đồng thời, yêu cầu Trung tâm Phát triển quỹ đất không gia hạn hợp đồng cho thuê với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng. Vì vậy, khu chợ dưới lòng đất đầu tiên của thành phố buộc phải đóng cửa.

Văn phòng UBND TP.HCM đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến về vấn đề liên quan đến công viên 23/9. Theo đó, lãnh đạo thành phố thống nhất quyết định sử dụng nguồn vốn ngân sách để tập trung thực hiện công tác lập quy hoạch và chỉnh trang tổng thể công viên, chứ không sử dụng nguồn vốn nào khác hoặc mục đích quy hoạch nào khác.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Vĩnh Tuyến cũng giao Sở Kế hoạch - Đầu tư khẩn trương có công văn trả lời công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng thương mại Cửu Long (chủ đầu tư khu chợ ngầm dưới lòng đất - Sense Market) để biết và thực hiện đúng chủ trương của thành phố.

Dưới đây là những hình ảnh PV Tiền Phong ghi nhận chợ ngầm dưới lòng đất chiều 10/9:

Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 3 Bên ngoài khuôn viên chợ ngầm dưới lòng đất
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 4 Lối xuống chợ ngầm dưới lòng đất đầu tiên tại TPHCM
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 5 Chợ có nhiều khu ăn uống, mua sắm...
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 6 Khu vực ăn uống chiều 10/9 khá vắng so với những ngày trước đây
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 7 Khu vực bán quần áo
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 8 Cũng khá vắng
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 9 Kể cả khu ẩm thực
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 10 Nhiều sạp đăng bảng rao bán hoặc cho thuê lại
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 11 Tiểu thương đóng sạp
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 12 Rao sang lại
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 13 Trước thông tin UBND TPHCM chỉ đạo di dời khu chợ ngầm dưới lòng đất
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 14 Một số sạp đã di dời, chỉ còn sót lại những thùng giấy, rác thải
Chợ ngầm dưới lòng đất ở trung tâm TPHCM sắp di dời ảnh 15 Dù rất lo lắng nhưng các tiểu thương tại chợ vẫn lạc quan, hi vọng TPHCM sẽ có quyết định hợp tình hợp lý để tiếp tục mưu sinh
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.