Chóng mặt vì phụ phí mua USD của ngân hàng

Chóng mặt vì phụ phí mua USD của ngân hàng
Để khắc phục tình trạng khan hiếm USD cho vay, từ đầu tháng 3/2008 đến nay, nhiều ngân hàng đã liên tục tăng lãi suất huy động USD. Mức hấp dẫn nhất thuộc về Ngân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Chóng mặt vì phụ phí mua USD của ngân hàng ảnh 1
Các ngân hàng đang áp dụng mức phí thu mua USD mặt rất cao - Ảnh: Trường Sơn

Cụ thể, lãi suất gửi USD kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng tại SHB lần lượt là 6,3%/năm, 6,35%/năm, 6,45%/năm, 6,46%/năm và 6,47%/năm.

Các ngân hàng khác có mức lãi suất huy động USD mới ở mức cao gồm: Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), lãi suất 6%/năm cho tất cả các kỳ hạn; Ngân hàng Á Châu, lãi suất 5,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), lãi suất 5,8%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, lãi suất 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng... 

Bên cạnh việc tăng lãi suất huy động, các ngân hàng cũng bắt đầu mua vào USD theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước nhưng trừ đi một khoản phí do từng ngân hàng quy định gọi là "phí quản lý ngoại tệ mặt".

Theo giải thích của các ngân hàng, do USD đang có xu hướng xuống giá từng ngày nên họ bắt buộc phải thu thêm khoản phí này để hạn chế rủi ro. Trên thực tế, đây là chiêu "lách" để mua USD ngoại tệ mặt thấp hơn nhiều so với mức giá sàn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Vietcombank, BIDV tăng lãi suất tiền đồng lên 12%/năm

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã tăng lãi suất huy động tiền đồng lên mức kịch trần là 12%/năm. Cụ thể, Vietcombank áp dụng lãi suất 12%/năm cho kỳ hạn 1 tháng, 11,4%/năm cho kỳ hạn 2 tháng, 3 tháng, 11,04%/năm cho kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng; BIDV áp dụng lãi suất 12%/năm cho tất cả các kỳ hạn.

Chiều ngày 12/3, tỷ giá mua vào USD tại các ngân hàng đều là 15.860 đ/USD (mức sàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước), nhưng sau khi trừ phí quản lý ngoại tệ mặt thì tỷ giá thực như sau:

Ngân hàng Á Châu 15.460 đ/USD (trừ 400 đ/USD); Ngân hàng Đông Nam Á: 15.241 đ/USD (trừ 3,9% trên 1 USD - mức cao nhất trong số các ngân hàng thương mại); Ngân hàng NN-PTNN: 15.495 đ/USD (trừ 365/USD, bắt buộc người bán USD phải gửi tiết kiệm tiền đồng tại ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng trở lên); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển: 15.310 đ/USD (trừ 550 đ/USD)...

Tại thị trường tự do, xu hướng người dân đổ xô đi bán USD để chuyển sang gửi tiết kiệm bằng tiền đồng vẫn tiếp diễn.

Theo ghi nhận của PV, chiều ngày 12/3, rất đông người dân đến bán USD tại Công ty Quốc Trinh trên phố Hà Trung và Công ty Bảo Tín Minh Châu trên phố Trần Nhân Tông - những điểm mua bán USD tiền mặt lớn nhất Hà Nội. Tỷ giá USD mua vào - bán ra tại Công ty Quốc Trinh là 15.500đ/USD - 15.560đ/USD; Công ty Bảo Tín Minh Châu: 15.490đ/USD - 15.510đ/USD.

Anh Hùng, nhà ở phố Ngô Thì Nhậm, đi cùng vợ đến Công ty Bảo Tín Minh Châu bán 5.000 USD cho biết: mặc dù nghe tin các ngân hàng tăng lãi suất huy động USD, nhưng sau khi tính toán vợ chồng anh vẫn quyết định bán USD để gửi tiết kiệm bằng tiền đồng "vì lãi suất cao gấp đôi mà lại không bị mất giá liên tục như USD". Sở dĩ vợ chồng anh chọn bán USD ở đây vì tỷ giá ở thị trường tự do cao hơn so với các ngân hàng thương mại.

Theo Tự Do
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Tấm biển đá có lỗi kỹ thuật đã được cơ quan chức năng di dời.
Ngành chức năng thông tin về tấm biển ghi 'Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá'
TPO - Ngày 20/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hoá cho biết, đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Thanh Hóa kết quả kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sự việc liên quan đến tấm biển đá ghi "Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" ở di tích lịch sử Quốc gia nghè Vẹt, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.