Công trình xây dựng thủy điện Nậm Chiến:

Chuẩn bị đắp đập, ngăn sông

Chuẩn bị đắp đập, ngăn sông
TP - Gần 20 năm trước, cùng với đoàn khảo sát cho Dự án Thủy điện khổng lồ tại Sơn La trên sông Đà, các nhà lãnh đạo và kỹ thuật Tổng Cty Sông Đà đã phát hiện và chú tâm vào nguồn nước từ Nậm Chiến.

Nậm Chiến là tên một con suối chạy ngoằn ngoèo dài hàng trăm kilômét qua những triền núi cao trên vùng sâu từ Lào Cai - Điện Biên - Lai Châu đến Mường La rồi đổ nguồn nước vô tận ra dòng sông Đà hung dữ.

Dự án xây dựng nhà máy đã hình thành trên địa bàn 2 xã Ngọc Chiến và Chiềng Muôn huyện Mường La gồm 2 tổ máy, công suất 200MW với đặc thù làm cột nước cao 680m và đào 1 đường hầm dẫn nước dài 10km, đường kính 3,8m, đập vòm thành mỏng có độ cao 135m cùng với tháp điều áp cao tới 451m (cả 2 hạng mục này lần đầu tiên được xây dựng thí điểm ở Việt Nam).

Ngày 28/5/2004, Chính phủ phê duyệt cho phép Tổng Cty Sông Đà đầu tư dự án, tháng 11/2004, Sông Đà chuyển giao dự án cho Cty CP Thủy điện Nậm Chiến với 5 cổ đông sáng lập là Tổng Cty Sông Đà, Tổng Cty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Cty Điện lực 1, Cty Tài chính Dầu khí và Cty CP Đầu tư- Phát triển năng lượng Việt Nam cùng thực án hiện.

Nhà tổng thầu Sông Đà gồm các lực lượng tinh nhuệ của các Cty Sông Đà 8, 9, 10, 11 và Cty CP Cơ khí Lắp máy đã nỗ lực lao động trong điều kiện khó khăn, gian khổ, thời tiết mưa lũ bắc cầu qua suối sâu, bạt đèo cao hẻo lánh để làm đường vào công trình.

Xưa kia, đoạn đường từ huyện lỵ Mường La vào các bản Chiềng Muộn, Nậm Chiến tuy có 40km nhưng phải đi mất cả buổi bằng ngựa thồ, nay con đường đó đã được kè đá, rải nhựa và bắc thêm vài ba chục cây cầu nhỏ qua suối.

Chỉ 1 giờ xe máy, ô tô đã tới tận Pà Cò, Nậm Khốt là bản làng sâu xa của người Thái, Mông và La Hủ - vùng sâu nhất của Mường La. Những lãnh đạo chủ chốt của Ban quản lý Dự án cho biết : Thuỷ điện Nậm Chiến có nhiều đặc thù riêng như hầm dẫn dòng phải đào trong núi, giếng điều áp có độ sâu 454m từ mặt đất sâu xuống đáy, kèm theo 2 giếng nghiêng phải đào đến 200m.

Những hạng mục này được xem như chiếc chìa khoá cần thiết cho công tác vận hành khi điều tiết nước trong đường ống vào tua-bin phát điện. Tại đây, phải đắp đập dâng tạo cột áp cao để dẫn nước vào gian máy, đặc biệt đập làm hình vòm cong độ cao 135m áp dụng theo địa hình địa chất để thích ứng và phù hợp tổng thể công trình.

Đến thời điểm này, toàn bộ hầm dẫn dòng (hạng mục quan trọng số 1 phục vụ cho ngăn sông) đã hoàn tất, các cửa - cánh van do Cty Cơ khí Lắp máy chế tạo đã lắp đặt vào vị trí để thử tải an toàn; Đập dâng, đập tràn xả lũ đã đào đắp đến cao độ 103m; Các hầm phụ, hầm dẫn nước, hố móng cầu ống hở, tháp điều áp tuyến năng lượng cùng một số tuyến đường giao thông trên toàn công trường đang tiến hành hoàn tất những phần trọng yếu.

Thủy điện Nậm Chiến tổ chức lễ khởi công đồng thời tiến hành việc ngăn sông để đắp đập chống lũ năm 2008 và thi công xây dựng nhà máy chính vào ngày 28/12/2007.

Các lực lượng xây dựng trên công trường đang hoàn chỉnh nốt công việc san ủi mặt bằng làm địa điểm khởi công, dựng cột kéo dây mắc điện trên đoạn đường mới mở dẫn đến địa điểm ngăn sông.

Với mục tiêu phát điện tổ máy 1 vào đầu năm 2010, Thủy điện Nậm Chiến - nguồn nội lực lớn của Tổng Cty Sông Đà được phát huy mạnh mẽ, góp vào lưới điện quốc gia 814 triệu Kwh mỗi năm, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường, thúc đẩy phát triển kinh kế ở vùng Tây Bắc Tổ quốc. 

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.