Chưa hài lòng về kết quả đàm phán

Chưa hài lòng về kết quả đàm phán
TP - “Cả phía Việt Nam (VN) và Mỹ đều không hài lòng với kết quả đàm phán song phương Việt-Mỹ về việc VN gia nhập WTO, tôi cũng không hài lòng với kết quả đó”.
Chưa hài lòng về kết quả đàm phán ảnh 1
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển

Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã khẳng định như vậy với báo giới trong cuộc họp báo về “Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại APEC 2006” diễn ra sáng 22/5, tại Hà Nội.

Ông Tuyển cho biết: Lý do là phía Mỹ cũng như phía VN đều không đạt được mong muốn của mình. Kết quả đàm phán Việt-Mỹ, VN chỉ có 2 cái lợi có thể “bỏ túi” ngay, trong đó bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may xuất khẩu của VN là đáng kể.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn khó khăn. Với các nước khác, khi bỏ hạn ngạch thì họ được lợi tất cả, còn VN thì có thể vẫn còn một số bất lợi, do Mỹ chưa công nhận nền kinh tế VN là nền kinh tế thị trường.

Lợi ích lớn nhất khi VN vào WTO là tạo được môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi làm tiền đề thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư sôi động, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

Đề cập những vấn đề VN phải “đánh đổi” để mở cửa thị trường, ông Tuyển cho hay, khi cam kết mở cửa thị trường, VN căn cứ trên 2 vấn đề quan trọng.

Một là phải xem xét các nước gia nhập và đang xin gia nhập WTO cam kết mở cửa thị trường ra sao. Hai là căn cứ đánh giá chính thức thị trường của VN. Đàm phán gia nhập WTO trong lĩnh vực mở cửa thị trường dựa trên cách tiếp cận tổng thể, “cả gói”.

Có lĩnh vực mở cửa rất mạnh, nhưng lĩnh vực nhạy cảm thì chưa thể mở cửa nhanh như đòi hỏi của đối tác. Nếu chỉ nhìn từng vấn đề riêng rẽ thì đánh giá những thoả thuận trong đàm  phán sẽ lệch lạc.

Theo quan điểm riêng của ông Tuyển, vào WTO có đem lại lợi ích cao hay không còn phụ thuộc tốc độ cải cách ở trong nước có tạo điều kiện mới, thuận lợi cho kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài. Vào WTO bản chất chỉ là được cấp giấy chứng nhận mang tính quốc tế về cải cách trong nước mà thôi.

Về thời điểm VN và Mỹ sẽ ký kết văn bản cuối cùng kết thúc đàm phán có diễn ra ngay trong “Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại APEC 2006” diễn ra tại TP HCM tháng 6/2006 hay không, ông Tuyển nói: “Cả VN và Mỹ đều đang cố gắng, chuẩn bị về kỹ thuật để sẵn sàng cho việc ký kết diễn ra sớm nhất.

Những thoả thuận đã được trao đổi thông qua email. Tiến trình dẫn đến ký kết chính thức rất thuận lợi, chỉ có một vài điểm nhỏ 2 bên còn có cách hiểu khác nhau cần thống nhất lại”.

Ông Tuyển tin tưởng, lễ ký kết chính thức kết thúc đàm phán Việt-Mỹ và việc Quốc hội Mỹ phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) sẽ diễn ra sớm, dù hiện nay đại diện thương mại đã được Tổng thống Bush bổ nhiệm nhưng Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn.

Hiện nay, cả 2 phía Việt-Mỹ đều đang vận động Quốc hội Mỹ phê chuẩn PNTR. Riêng ông Tuyển, trong nhiều lần tiếp xúc với các nghị sỹ Quốc hội Mỹ để vận động phê chuẩn PNTR, nhận thấy các nghị sỹ đều ủng hộ phê chuẩn PNTR với VN.

VN gia nhập WTO chỉ còn phụ thuộc phiên đàm phán đa phương cuối cùng diễn ra trong tháng 7/2006. Nếu còn tồn tại nào khác thì sẽ giải quyết trong phiên đàm phán tiếp cận ngay sau đó để hoàn tất tài liệu. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.