Chứng khoán ngày 13/3: Giằng co

Chứng khoán ngày 13/3: Giằng co
Hầu hết các mã lớn tại cả hai sàn đều liên tục đổi màu trong suốt phiên khiến hai chỉ số giá không thể bứt phá mạnh. VN-Index dừng ở 647,6 điểm.
Chứng khoán ngày 13/3: Giằng co ảnh 1
Một phiên giằng co nổi bật kể từ đầu năm - Ảnh: Việt Tuấn.

Kết quả phiên giao dịch hôm nay không khó đoán đối với nhiều nhà đầu tư; yếu tố bất ngờ không xuất hiện. Ít nhất màu xanh vẫn được giữ lại, tâm lý nhà đầu tư ổn định. Hy vọng màu xanh nối tiếp có cơ sở từ những thông tin thuận lợi xuất hiện trong ngày hôm qua (12/3):

Thứ nhất, thông tin SCIC được mở nhiều tài khoản được một số nhà đầu tư ví von như “hổ thêm cánh” để hỗ trợ thị trường tốt hơn. Đặc biệt, tổng công ty này đã xem xét mua lại những cổ phiếu trong danh mục giải tỏa cầm cố của các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, hạn chế một nguồn cung (chủ yếu là blue-chip) ra thị trường.

Thứ hai, HSBC có báo cáo thường kỳ, trong đó tiếp tục có những phân tích, nhận định lạc quan về triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức danh tiếng này cũng cho rằng đây là thời điểm mua vào hợp lý cho đầu tư dài hạn.

Thứ ba, blue-chip SSI vừa trải qua đợt sóng gió “ảo”. Những tin đồn đã được loại trừ, cổ phiếu này còn được Merrill Lynch chọn là cổ phiếu duy nhất đại diện cho Việt Nam tham gia chỉ số ML Frontier. Dự báo, những thuận lợi này sẽ đẩy giá SSI tăng mạnh và hỗ trợ VN-Index có điểm.

Thực tế cho thấy giá SSI sau bước tăng nhẹ thăm dò phần lớn thời gian của phiên đã có bước tăng mạnh, kịch trần thêm 3.500 đồng/cổ phiếu, bước đầu thuận lợi cho lượng mua vào mạnh mẽ ngày hôm qua.

Những hỗ trợ trên đưa chỉ số VN-Index hôm nay tăng đáng kể vào đầu phiên, tăng 11,28 điểm. Nhưng không thể có đợc sự bứt phá, khi nhiều nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu trong tài khoản, chờ giá lên để bán ra. Sự giằng co của loạt blue-chip cũng đã níu chân VN-Index.

Trong đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index “suýt” rơi vào khả năng đảo chiều, mức giảm chỉ xoay quanh 1 điểm. Nhưng sự lên tiếng kịp thời của SSI, STB, VNM, VIC, HPG, DPM… đã kịp đưa chỉ số này lên nhẹ 3,7 điểm vào cuối phiên. Mốc 650 điểm vẫn khó với, VN-Index dừng ở 647,6 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch đạt 15 triệu đơn vị với trên 1.100 tỷ đồng.

Sự lưỡng lự của VN-Index phiên này xuất phát từ sự giằng co căng thẳng hiếm thấy của một loạt blue-chip nói trên. SJS tăng nhưng không giữ được đà; STB, HPG, DPM, VIC tưởng có một phiên giảm khi liên tục đảo chiều trong phiên. Sự chọn lọc đang cao hơn khi màu đỏ xuất hiện dày hơn so với phiên trước.

Diễn biến trên sàn Hà Nội cũng có một “kịch bản” tương tự. Tăng, giảm, rồi tăng là sự xoay vần của HASTC-Index khớp với biến động trên sàn Tp.HCM. Với những diễn biến trong hai phiên gần đây, mối liên hệ, ảnh hưởng giữa hai sàn đang ngày một lớn.

HASTC-Index tăng đầu phiên, nhưng bất ngờ đảo chiều khi bất lợi đang đến với VN-Index. Cuối phiên, khi sàn Tp.HCM gần chắc có phiên tăng điểm, HASTC-Index mới mạnh dạn khẳng định mức tăng khiêm tốn 2,1 điểm, lên227,51 điểm.

Khối lượng và giá trị giao dịch tại sàn Hà Nội hôm nay giảm nhẹ, xuống còn gần 3,5 triệu đơn vị, ứng với 202 tỷ đồng giá trị. Hầu hết giá cổ phiếu tại đây đều thay đổi nhẹ và đều trải qua một phiên giằng co căng thẳng.

Như vậy, thị trường đã có tiếp phiên tăng điểm nhẹ theo hướng đi ngang, tích lũy. Khi VN-Index vẫn dưới 650 điểm, cơ hội vẫn còn thể hiện và đà lướt sóng chưa đến mức quá lo ngại. Nhưng sự thận trọng của nhà đầu tư cũng là một yếu tố níu kéo thị trường.

Theo Lan Ngọc
Vneconomy

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.