Chứng khoán thế giới: Bảy chìm ba nổi

Chứng khoán thế giới: Bảy chìm ba nổi
Ngày giao dịch cuối cùng của tháng 2, hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới đều đóng cửa với màu đỏ là gam chủ đạo.
Chứng khoán thế giới: Bảy chìm ba nổi ảnh 1
Chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên giao dịch cuối tháng

Mặc dù đã có nhiều phiên khởi sắc trong tháng, nhưng chứng khoán Mỹ vẫn kết thúc tháng thứ tư liên tiếp mất điểm, sau khi có các báo cáo cho biết tăng trưởng chậm hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp tăng và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben S. Bernanke cảnh báo về khả năng thất bại của các ngân hàng nhỏ hơn và nền kinh tế đã bắt đầu “bập” vào một cuộc suy thoái.

Tất cả 10 ngành tham gia vào Standard & Poor 500 đều tụt lùi, dẫn đầu là các ngân hàng và các công ty điện thoại. S&P 500 giảm 37,05 điểm (2,7%) xuống mức 1.330,63 điểm, mức tổn thất lớn nhất kể từ ngày 5/2. Dow Jones trượt 315,79 điểm (2,5%) chỉ còn 12.266,39 điểm. Nasdaq mất 60,09 điểm (2,6%), còn 2.271,48 điểm.

Trên sàn giao dịch New York, số cổ phiếu giảm giá áp đảo tuyệt đối cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 11:1.

Quý 4/2007, lợi nhuận trung bình của các công ty tham gia vào S&P 500 giảm 23%, và các nhà phân tích của Bloomberg lại ước đoán là tăng trưởng lợi nhuận trong quý I sẽ giảm 3% và tăng trưởng lợi nhuận cả năm là 13,7%. Cách đây hai tháng, con số tăng trưởng ước tính là 4,7% và tăng trưởng lợi nhuận cả năm là 15,1%.

Phiên giao dịch cuối tháng, các cổ phiếu tài chính trong S&P 500 giảm 4% và tổng cộng đã giảm 11% trong tháng 2, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 9/2002.

Trong tháng 2, các công ty tài chính và điện thoại là những nhóm ngành có mức sụt giảm mạnh nhất trong 10 nhóm ngành của S&P 500, lần lượt có mức sụt giảm là 11% và 9,6%.

Russell 2000, hàn thử biểu cho những công ty tầm trung, giảm 2,8% chỉ còn 686,18 điểm. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu Mỹ mất 2,6%, đứng ở mức 13.455,96 điểm. Kết quả là, giá trị các cổ phiếu hao hụt 450,9 tỷ USD.

Mặc dù cũng kết thúc tháng với kết quả không mấy lạc quan trên các sàn giao dịch, nhưng những cổ phiếu châu Á đã có tuần thứ hai tăng điểm trong năm nay, dẫn đầu là các cổ phiếu tài chính, các nhà sản xuất dầu mỏ với mong đợi kế hoạch giải cứu các công ty bảo hiểm trái phiếu sẽ kiềm chế được tổn thất tín dụng sau khi dầu thô lại leo lên mức kỷ lục.

Tuần này, MSCI-châu Á Thái Bình Dương thêm 2,7% lên mức 147,55 điểm, cắt giảm con số tổn thất trong năm 2008 xuống mức 6,5%. Nikkei 225 của Nhật trong tuần này đã lên được 0,8%. Hang Seng của Hồng Kông tăng thêm 4,4% từ thứ hai đến thứ sáu, mức tăng điểm lớn nhất trong các thị trường ở châu Á. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 3,5%, tiếp tục duy trì vị trí cuối bảng trong khu vực. 

Theo Lê Hường
 VnEconomy

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.