Chứng khoán thế giới ồ ạt tụt dốc

Chứng khoán thế giới ồ ạt tụt dốc
Mức cắt giảm lãi suất 0,25% của FED chưa đủ sức làm dịu “cơn khát” tín dụng và lại kéo chứng khoán Mỹ lùi xa.
Chứng khoán thế giới ồ ạt tụt dốc ảnh 1
Phản ứng của phố Wall với động thái của Fed. Ảnh: CNN

Động thái của Fed không đủ lực đầy chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm ở mức mạnh nhất trong một tháng qua khi các nhà đầu tư “đồ” rằng 0,25% lãi suất cắt giảm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không đủ sức ngăn chặn cơn suy thoái.

Kết thúc phiên giao dịch, S&P 500 mất 38,31 điểm (2,5%), còn ở mức 1.477,65 điểm.

Dow rút lui 294,26 điểm (2,1%), xuống mức 13.432,77 điểm. Nasdaq mất 66,6 điểm (2,5%), còn ở mức 2.652,35 điểm. Số cổ phiếu giảm giá áp đảo tuyệt đối cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 14:1. Trái phiếu kho bạc phục hồi mạnh nhất trong hơn 3 năm qua và đồng USD suy yếu so với đồng yên.

Bank of America và Citigroup Inc. dẫn tất cả 93 công ty trong S&P 500 Tài chính tụt dốc. Cổ phiếu của Bank of America mất 1,99 USD, còn ở mức 44,65 USD. Cổ phiếu của Citigroup giảm 1,54 USD, xuống mức 33,23 USD. CP của Wells Fargo mất 1,87 USD, còn 30,77 USD. S&P500 Tài chính trượt 4,9%, mức mất mát lớn nhất kể từ 7/11.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn sáng nay, Richard Kovacevich, chủ tịch của Wells Fargo & Co cho biết, ông hy vọng Fed sẽ cắt giảm khoản 75 điểm phần trăm.

Frederic Dickson, trưởng ban chiến lược thị trường của D.A. Davidson & Co., nhận xét: “Ngạc nhiên lớn nhất là Fed đã không cắt giảm nhiều hơn để xoa dịu căng thẳng tín dụng. Nền kinh tế luẩn cà luẩn quẩn và các thị trường tín dụng đang bị Fed bỏ rơi.”

Cùng lúc, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm mất 24 điểm cơ bản, còn 2,93%, lãi suất của công cụ nợ cùng loại với kỳ hạn 10 năm mất 18 điểm cơ bản, đứng ở mức 3,98%.

Russell 2000, hàn thử biểu cho các công ty tầm trung với giá trị thị trường 597 USD, giảm 3,2%, đứng ở mức 766,27 điểm. Dow Jones Wilshire 5000, thước đo rộng nhất của các cổ phiếu của Mỹ mất 2,5%, xuống 14.923,55 điểm. Cùng với sự sụt giảm này, giá trị cổ phiếu mất khoảng 485 tỷ USD.

Kết quả một cuộc điều tra của Bloomberg cho thấy, tình trạng trì trệ của thị trường nhà ở sẽ làm mát nhu cầu tiêu dùng và hãm phanh tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ xuống 1% trong quý 4.

Chứng khoán châu Á đang xuống dốc

Chứng khoán Nhật thất vọng với động thái của Fed. Kết quả là, các chỉ số chính trên thị trường này mất điểm mạnh nhất trong ba tuần sau khi Fed làm thất vọng các nhà đầu tư bằng tuyên bố: “Nền kinh tế Mỹ đang dậm chân tại chỗ và mức cắt giảm là 1/4 điểm”.

Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, ông chủ cho vay lớn nhất của nền kinh tế Nhật, dẫn đầu đoàn tàu xuống dốc, mất 36 Yên (2,9%), còn ở mức 1.192 điểm. Mizuho Financial Group, tập đoàn lớn thứ hai, mất 18.000 Yên (2,8%), còn ở mức 617.000 Yên. Orix Corp., tập đoàn tài chính phi ngân hàng lớn nhất đất nước này, mất 930 Yên (4%), chỉ còn 22.400 Yên.

Lúc 10 giờ sáng ngày 12/12 Nikkei 225 của Nhật mất 262,64 điểm (1,6%), còn ở mức 15.782,08 điểm. Chỉ số rộng hơn là Topix mất 24,54 điểm (1,6%) còn ở mức 1.542,48 điểm. Cả hai thước đo này đều chịu mức tổn thất lớn nhất kể từ 21/11.

Frederic Dickson cũng nhận xét: “Thị trường đang trông đợi Fed sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản. Các nhà đầu tư vốn lo ngại mức cắt giảm này sẽ không đủ để xoay chuyển nền kinh tế.”

Đồng Yên tiếp tục mạnh lên so với đồng USD, tỷ giá của ngày hôm nay là 1 USD đổi được 110,63 Yên, con số của ngày hôm qua là 111,81. Đồng Yên mạnh làm giảm doanh số bán hàng xuất khẩu khi quy đổi sang đồng nội tệ. Điều này cũng góp phần làm giảm giá cổ phiếu của các công ty xuất khẩu lớn. Canon mất 170 Yên (2,9%), còn ở mức 5.650 Yên. Honda Motor giảm 100 Yên (2,6%), đứng ở mức 3.790 Yên.

Các thị trường châu Á khác cũng mất điểm trong phiên giao dịch mở cửa ngày thứ 3. S&P/ASX 200 của Úc mất 1,1%, Kospi của Hàn Quốc giảm 1,7%.

Theo Sơn Phúc
  VnEconomy

MỚI - NÓNG