Mỗi năm Việt Nam có 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: 'Cần phân tích, đánh giá thận trọng'

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.
TP - Đánh giá về con số 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập tầng lớp trung lưu, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, điều này chứng tỏ Việt Nam đã có thành tựu đáng kể trong việc xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện để nhiều người tham gia vào tầng lớp trung lưu. Ngày càng nhiều người dân Việt Nam có thu nhập đủ sống và dư dả nguồn vốn để đầu tư kinh doanh.

“Tầng lớp trung lưu trên thế giới được xem là tầng lớp quan trọng, đầu tư nhiều vào nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và phát triển dịch vụ thúc đẩy khoa học công nghệ. Tôi rất mong với các thành tựu trên, người trong tầng lớp trung lưu của Việt Nam cố gắng đầu tư thêm nữa để phát triển sản xuất, dịch vụ”, ông Doanh nói.

Tuy nhiên, ông Doanh cũng lưu ý, việc hiện nay có nhiều người sau khi có số vốn ban đầu lại muốn giàu lên nhanh chóng và dễ dàng nên tham gia đầu tư bất động sản, đầu tư tiền ảo. Từ đó tạo ra tầng lớp trung lưu giàu lên nhờ chênh lệch bất động sản hay các dịch vụ mang tính chất đầu cơ. Để hạn chế điều này, Chính phủ cần tiếp tục công khai minh bạch môi trường kinh doanh để người dân có điều kiện rõ hơn về môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, người dân cũng phải nỗ lực nghiêm túc để huy động trí tuệ, đầu tư lĩnh vực tạo ra công ăn việc làm.

“Khi số lượng người giàu của Việt Nam tăng lên, để không xảy ra chênh lệch giàu nghèo lớn trong xã hội, chúng ta cần có chính sách để thúc đẩy người nghèo có thêm việc làm, thu nhập để vươn lên. Muốn làm được điều này, chúng ta phải cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tham gia thị trường mạnh mẽ hơn nữa”, ông Doanh đề nghị.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh: 'Cần phân tích, đánh giá thận trọng' ảnh 1 Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trong tổng số 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm, chúng ta phải tìm hiểu xem tỷ lệ này so với tổng số người dân Việt Nam là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta so sánh tỷ lệ người dân ở tầng lớp trung lưu của Việt Nam so với thế giới đạt bao nhiêu phần trăm? 

Ông Long cho rằng, nên so sánh tỷ lệ người gia nhập tầng lớp trung lưu và người nghèo, cận nghèo để có cái nhìn toàn diện. Chúng ta phải xem xét trong 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu nhờ làm ăn chân chính hay có lẫn người lợi dụng chính sách để làm ăn; trung lưu là lao động trí thức, hay nông dân vươn lên làm giàu?

“Nếu 1,5 triệu người trung lưu là nông dân hay nhà khoa học vươn lên làm giàu thì quá tốt, cần khuyến khích”, ông Long nói.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.